Biên giới, nguồn gốc căng thẳng giữa Malaysia – Indonesia
(Cadn.com.vn) - Tranh chấp biên giới vùng biển giữa Malaysia-Indonesia tiếp tục leo thang, khi những người cực hữu ở
Những người biểu tình đã có hành động quá khích như giẫm đạp và đốt quốc kỳ
Nhà riêng của Đại sứ
Theo ông Najib, cả hai nước đều có những lợi ích chung và không nên để cho căng thẳng hiện nay phá hỏng quan hệ. Ông tin rằng, các cuộc biểu tình này không dính líu tới chính phủ Indonesia và Jakarta cũng biết rõ hiện có hơn 2 triệu người Indonesia đang làm việc tại Malaysia và nhiều Cty Malaysia đang đầu tư lớn vào Indonesia. Còn Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman cho biết tại cuộc họp nội các cùng ngày, Thủ tướng Najib Razak đã bày tỏ thất vọng trước những diễn biến hiện nay, song ông Najib tin tưởng chính quyền cũng như Tổng thống Indonesia sẽ giải quyết được tình hình.
Bộ Nội vụ cũng được yêu cầu phải bảo đảm an toàn cho những người
Ông Anifah đưa ra tuyên bố trên sau khi các báo “Utusan Malaysia” và “Malay Daily” đưa tin rằng: theo một nguồn tin tình báo, một chính đảng Indonesia từng do một cựu tổng thống đứng đầu đứng sau Phong trào Pháo đài dân chủ nhân dân (Bendera). Chính phủ
Để ngăn ngừa những hành động quá khích có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Đại học Malaysia Mohamed Khaled Nordin cho biết, bộ này đã chỉ thị cho hơn 6.000 sinh viên Malaysia đang học tập tại Indonesia cần phải cảnh giác và cẩn trọng hơn sau những cuộc biểu tình chống Malaysia của nhóm Bendera của Indonesia.
![]() |
Những nhà hoạt động người Indonesia đốt cờ Malaysia trong cuộc biểu tình |
Trong khi đó, một cuộc điều trần trước Hạ viện Indonesia (DPR), Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói: “Chính phủ sẽ tăng cường đàm phán về vấn đề biên giới với các nước láng giềng, đặc biệt là Malaysia, vì nếu không sớm được giải quyết, vấn đề biên giới sẽ trở thành nguồn gốc cho những tranh chấp giữa hai nước”. Ông Natalegawa cho biết, chính phủ Indonesia đã chuyển đề xuất đàm phán của mình tới chính phủ Malaysia, đồng thời ấn định sẽ tiến hành cuộc đàm phán cấp bộ trưởng tại Kota Kinabalu, thủ phủ bang Sabah của Malaysia vào ngày 6-9 tới.
Ông nói rõ thêm rằng cuộc đàm phán này mang tính chất liên ngành, không chỉ giới hạn ở vấn đề biên giới. Tuy nhiên, vì vấn đề biên giới hiện đang có diễn biến “nóng”, nên sẽ là trọng tâm của đàm phán. Nếu chỉ vì chuyện 3 quan chức của Bộ Biển và Nghề cá bị bắt giữ mà quyết định trục xuất Đại sứ của Malaysia tại Indonesia thì sẽ gây bất lợi cho Indonesia.
Ngoại trưởng Natalegawa cho biết, chính phủ
Hiện Bộ Quốc phòng đã thu thập đầy đủ tư liệu gồm tài liệu, số liệu và những quy định luật pháp liên quan, sẵn sàng phối hợp với Bộ Ngoại giao mang đi làm chứng cứ trong cuộc đàm phán. Ngày 29-8, Thứ trưởng Ngoại giao Kohilan Pillay nói với báo giới rằng, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman và người đồng cấp Indonesia Natalegawa sẽ họp tại Kuala Lumpur vào ngày 6-9 để thảo luận về những cuộc biểu tình chống Malaysia tại Jakarta và các vấn đề song phương khác. Hy vọng, các cuộc thảo luận giữa hai ngoại trưởng sẽ tìm ra một giải pháp cho các vấn đề.
Chính phủ
Cho đến nay, đã có 15 cuộc đàm phán giữa Indonesia và Malaysia xung quanh vấn đề biên giới, hai bên đã thống nhất với nhau về 16 điều khoản. Đề cập một số ý kiến trong dư luận gần đây yêu cầu chính phủ Indonesia phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia, Ngoại trưởng Indonesia, Natalegawa cho rằng, cần thận trọng cân nhắc kỹ vấn đề này. |
Một số nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Indonesia-Đấu tranh (PDI-P), Golkar và Thức tỉnh Dân tộc (PKB) đang tiến hành thu thập chữ ký của các nghị sĩ để có thể chất vấn chính phủ nước này về việc giải quyết vụ rắc rối xảy ra tại vùng biển Bintan, tỉnh Đảo Riau, trong đó 3 quan chức của Bộ Biển và Nghề cá Indonesia bị Malaysia bắt.
Báo Jakarta Post ngày 29-8 dẫn lời nghị sĩ Bambang Soesatyo của đảng Golkar cho biết, họ chỉ cần thu thập được 25 chữ ký của các nghị sĩ từ hơn một đảng là đủ để có quyền triệu tập phiên chất vấn đối với chính phủ, một động thái có thể dẫn tới khả năng tiến hành luận tội tổng thống. Động thái này diễn ra vài ngày sau khi Ngoại trưởng Natalegawa điều trần trước Ủy ban I của Hạ viện hôm 25-8 liên quan tới vụ việc trên, song “không làm hài lòng” các nghị sĩ. Một số nghị sĩ thậm chí còn yêu cầu tạm ngừng quan hệ ngoại giao với
Hãng tin Antara cho hay, Ủy ban I của Hạ viện đã gửi thư mời Bộ trưởng Điều phối chính trị, pháp luật và an ninh Djoko Suyanto tới điều trần tại ủy ban này về việc Indonesia thả 7 ngư dân Malaysia bị bắt giữ vì bị cáo buộc đánh trộm cá tại vùng biển tranh chấp trên trước khi 3 quan chức Bộ Biển và Nghề cá của Indonesia được phía Malaysia trả tự do.
Lê Minh Châu