Brexit - “mãi mãi” hay “không bao giờ”?

Thứ hai, 26/06/2017 12:54

(Cadn.com.vn) - Một năm kể từ khi Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), tương lai vấn đề Brexit này được ném vào canh bạc thất bại của Thủ tướng Theresa May trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.

Trong bối cảnh đảng Bảo thủ của bà May và đảng Lao động đối lập rõ ràng ủng hộ rời EU - liên minh mà Anh tham gia vào năm 1973 - một số nhân vật chính trị quyền lực nhất của EU - đã nêu ra khả năng Anh hủy Brexit. Liệu Brexit có thực sự xảy ra? Và nếu có, thì nó trông như thế nào? Theo kịch bản đầu tiên, Anh sẽ rời EU nhưng đạt được một thỏa thuận có khả năng gần gũi với các thành viên EU. Trước cuộc bầu cử ngày 8-6, bà May đã cảnh báo một “Brexit cứng” – tức là cả hai “ly hôn” mà không đạt bất kỳ thỏa thuận nào.

Tuy nhiên, điều này là khó xảy ra. Khi người dân Anh chọn rời EU, họ đã không bỏ phiếu để trở nên nghèo hơn, hoặc kém an toàn hơn. Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond từng khẳng định, người dân đã bỏ phiếu để rời khỏi EU và nó phải được thực hiện theo một cách có lợi cho Anh.

Nếu Brexit không xảy ra. Nền kinh tế 2.500 tỷ USD có thể sẽ kêu gọi một cuộc trưng cầu rời EU lần thứ hai. Và nếu cuộc trưng cầu này được tổ chức trong bối cảnh Anh đang vướng phải một cuộc suy thoái sâu – kết quả có thể là người dân Anh sẽ bỏ phiếu ở lại EU.

Nếu vấn đề Brexit được đảo ngược bởi một cuộc bỏ phiếu lần hai, Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon, vốn chính thức kích hoạt việc đàm phán Anh rời EU, sẽ bị thu hồi, mặc dù không rõ vấn đề pháp lý là như thế nào. Và Anh sẽ vẫn là một thành viên của EU. Có một con đường khác để dừng Brexit là phá vỡ luật xuất cảnh của Anh, mở cuộc chiến Brexit tại tòa án hay sự trỗi dậy của một chính trị gia đáng tin cậy ủng hộ EU toàn tâm toàn ý.

Thật vui khi EU rõ ràng vẫn đang chờ Anh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói, cửa của EU vẫn mở, và Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble vẫn hoan nghênh Anh trở lại. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk dẫn ngay cả lời bài hát của John Lennon để tưởng tượng về khả năng Brexit bị hủy bỏ. Thủ tướng Đức Angle Merkel nhấn mạnh tương lai của EU là ưu tiên hàng đầu, và quan trọng hơn so với các cuộc đàm phán Brexit với nước Anh.

Brexit - “mãi mãi” hay “không bao giờ”?

(Cadn.com.vn) - Một năm kể từ khi Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), tương lai vấn đề Brexit này được ném vào canh bạc thất bại của Thủ tướng Theresa May trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.

Trong bối cảnh đảng Bảo thủ của bà May và đảng Lao động đối lập rõ ràng ủng hộ rời EU - liên minh mà Anh tham gia vào năm 1973 - một số nhân vật chính trị quyền lực nhất của EU - đã nêu ra khả năng Anh hủy Brexit. Liệu Brexit có thực sự xảy ra? Và nếu có, thì nó trông như thế nào? Theo kịch bản đầu tiên, Anh sẽ rời EU nhưng đạt được một thỏa thuận có khả năng gần gũi với các thành viên EU. Trước cuộc bầu cử ngày 8-6, bà May đã cảnh báo một “Brexit cứng” – tức là cả hai “ly hôn” mà không đạt bất kỳ thỏa thuận nào.

Tuy nhiên, điều này là khó xảy ra. Khi người dân Anh chọn rời EU, họ đã không bỏ phiếu để trở nên nghèo hơn, hoặc kém an toàn hơn. Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond từng khẳng định, người dân đã bỏ phiếu để rời khỏi EU và nó phải được thực hiện theo một cách có lợi cho Anh.

Nếu Brexit không xảy ra. Nền kinh tế 2.500 tỷ USD có thể sẽ kêu gọi một cuộc trưng cầu rời EU lần thứ hai. Và nếu cuộc trưng cầu này được tổ chức trong bối cảnh Anh đang vướng phải một cuộc suy thoái sâu – kết quả có thể là người dân Anh sẽ bỏ phiếu ở lại EU.

Nếu vấn đề Brexit được đảo ngược bởi một cuộc bỏ phiếu lần hai, Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon, vốn chính thức kích hoạt việc đàm phán Anh rời EU, sẽ bị thu hồi, mặc dù không rõ vấn đề pháp lý là như thế nào. Và Anh sẽ vẫn là một thành viên của EU. Có một con đường khác để dừng Brexit là phá vỡ luật xuất cảnh của Anh, mở cuộc chiến Brexit tại tòa án hay sự trỗi dậy của một chính trị gia đáng tin cậy ủng hộ EU toàn tâm toàn ý.

Thật vui khi EU rõ ràng vẫn đang chờ Anh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói, cửa của EU vẫn mở, và Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble vẫn hoan nghênh Anh trở lại. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk dẫn ngay cả lời bài hát của John Lennon để tưởng tượng về khả năng Brexit bị hủy bỏ. Thủ tướng Đức Angle Merkel nhấn mạnh tương lai của EU là ưu tiên hàng đầu, và quan trọng hơn so với các cuộc đàm phán Brexit với nước Anh.

THANH VĂN