Chính sách Châu Á của Mỹ “dưới thời ông Biden”
Ông Biden sẽ đặt Châu Á trở lại trung tâm của chính sách đối ngoại, nhưng liệu đường lối ngoại giao kiểu cũ của ông có còn hiệu quả?
Ông Biden sẽ thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc so với thời Tổng thống Trump. Ảnh: Political |
Chờ đợi tuyên bố của GSA Ngày 18-11, ông Joe Biden, người được truyền thông dự báo chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020, cho rằng, Cục Dịch vụ Công Mỹ (GSA) đang là trở ngại lớn nhất cho những nỗ lực mới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Phát biểu trong một sự kiện được truyền hình trực tuyến tại Washington, ông Biden đã phàn nàn về việc chưa nhận được những hỗ trợ để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực, cũng như xây dựng kế hoạch đối phó với làn sóng dịch Covid-19 mới ở Mỹ. "Trừ khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn vào lúc này, còn không chúng ta sẽ bị tụt lại vài tuần, thậm chí vài tháng", ông nói. Theo quy định, Giám đốc GSA Emily Murphy sẽ phải "xác định" người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 vừa qua. Đây là điều kiện để giải ngân quỹ và các nguồn lực cho Tổng thống Mỹ sắp tới. Tuy nhiên, tới lúc này, quan chức này vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào. Tới nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn từ chối chấp nhận thua cuộc, trong khi đội ngũ vận động tranh cử của ông vẫn đang tiến hành các vụ kiện ở một số bang. Liên quan đến các cuộc chiến pháp lý này, cùng ngày, Tòa án tối cao ở Pennsylvania thông báo sẽ tiếp nhận khiếu nại từ đội ngũ vận động tranh cử của ông Trump, vốn đang tìm cách làm mất hiệu lực của 8.239 phiếu bầu ở Philadelphia - thành phố lớn nhất của bang Pennsylvania - do phong thư thiếu thông tin như tên người gửi, ngày tháng hay địa chỉ. Trước đó, tòa án cấp thấp hơn đã ra phán quyết bác khiếu nại này. Quyết định cuối cùng của Tòa án tối cao ở bang Pennsylvania có thể sẽ tác động tới phiếu bầu ở cả bang, dù con số cụ thể bao nhiêu phiếu vẫn chưa rõ. |
Sau khi ông Joe Biden được truyền thông Mỹ đưa tin đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, nhiều người tò mò về chủ nghĩa trung tâm và cách tiếp cận chủ đạo, cũng như chính sách của ông đối với thế giới.
Trên sân khấu toàn cầu, cũng như trong nước, ông Biden có thể sẽ đi theo một kịch bản quen thuộc. Rõ ràng nhất, ông ấy sẽ nắm lấy các liên minh của Mỹ và tăng cường gắn kết với các thể chế đa phương. Ông có khả năng sẽ theo đuổi một vai trò toàn cầu hơn nhiều so với cách Mỹ hành động trên toàn cầu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mặc dù nhiều người cho rằng, ông Biden sẽ điều hành chính sách đối ngoại như một sự tiếp nối của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, sẽ có một số điểm tiếp tục nhưng cũng có những thay đổi quan trọng. Và một số thách thức quan trọng sẽ vẫn còn.
Trọng tâm là Châu Á và đặc biệt là Trung Quốc
Đối với cả ông Obama và ông Trump, Châu Á luôn là trung tâm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đây sẽ là khu vực mang lại nhiều hậu quả nhất cho thế giới trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng vì nền tài chính của Mỹ đang gắp khó khăn có nghĩa là nước này sẽ không thể duy trì sự hiện diện đáng kể ở Châu Âu hoặc các chính sách mà nước này đã theo đuổi ở Trung Đông.
Câu hỏi chính sách đối ngoại lớn nhất mà ông Biden phải đối mặt là làm thế nào để tiếp cận Trung Quốc. Dưới thời ông Trump, Mỹ luôn giữ một tư thế cạnh tranh chiến lược toàn diện, bằng mọi giá với Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 cho rằng, Trung Quốc có ý định làm xói mòn lợi thế toàn cầu của Washington và Mỹ sẽ định hướng lại các công cụ sức mạnh quốc gia để chống lại nỗ lực đó.
Ông Biden khó có khả năng đưa chính sách Trung Quốc của Mỹ trở lại trạng thái “phòng ngừa” của những năm trước. Tuy nhiên, cách thức cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc có thể sẽ thay đổi và cần có sự hợp tác. Ông Biden sẽ không làm dịu xung đột thương mại một cách đáng kể và các động thái nhằm phân chia hai nền kinh tế sẽ vẫn tiếp tục, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. Washington sẽ tiếp tục hạn chế tham vọng của Trung Quốc trong việc thay đổi trật tự khu vực Châu Á, nhưng có khả năng sẽ xây dựng dựa trên trên một số lĩnh vực mang lại lợi ích chung nhằm cải thiện hợp tác.
V à cả Triều Tiên
Mối quan hệ Mỹ- Triều trở nên cá nhân hóa cao độ và việc ông Trump rời Nhà Trắng đặt ra câu hỏi liệu Triều Tiên có trở lại thái độ khiêu khích trước đây hay không.
Ông Biden không phải là người mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un mong muốn trở thành lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới. Ông Trump dường như là lãnh đạo Mỹ duy nhất sẵn sàng giao thiệp tích cực với Kim, dù nỗ lực này đang bị đình trệ. Ông Biden, trái lại, phản đối kịch liệt thái độ hòa hoãn của Trump đối với Kim, điều mà theo ông là đã làm suy yếu các lệnh trừng phạt Mỹ áp đặt lên Triều Tiên. Ông Biden đã nhiều lần chỉ trích lãnh đạo Triều Tiên và chương trình hạt nhân của nước này trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay.
Ông Biden hiểu rõ những thách thức mà Triều Tiên có thể mang lại. Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa tầm xa lẫn thử hạt nhân trong những tháng đầu của chính quyền cựu Tổng thống Obama, thời điểm ông Biden giữ vai trò phó tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông không nhất thiết phải tái áp dụng chính sách "kiên nhẫn chiến lược" như thời Obama, chờ Bình Nhưỡng quay lại bàn đàm phán trong khi vẫn duy trì các lệnh trừng phạt.
Kịch bản có thể xảy ra nhất là chính quyền tân Tổng thống Biden học cách chung sống với hạt nhân Triều Tiên hoặc là hợp tác chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc để phối hợp cách tiếp cận với Bình Nhưỡng.
Tiếp tục cách tiếp cận thông thường
Các tiếp cận bình thường trở lại của Washington sẽ làm hài lòng các đồng minh của Mỹ. Họ sẽ không còn bị phớt lờ hoặc bị tổng thống chỉ trích công khai. Chính quyền Biden sẽ nhấn mạnh vào vai trò của các đồng minh trong tham vọng chính sách đối ngoại của mình. Ông Biden sẽ coi trọng các liên minh, thay vì làm giảm giá trị của chúng, và sử dụng phạm vi tiếp cận mà chúng cho phép và những hỗ trợ chính trị mà chúng tạo ra để thúc đẩy một cách tiếp cận chiến lược hơn để đối phó với Trung Quốc.
Nhưng điều này không hề dễ dàng. Một nước Mỹ bị hạn chế về tài chính sẽ mong đợi các đồng minh làm nhiều hơn để thúc đẩy lợi ích an ninh chung của họ so với trước đây. Điều này sẽ thể hiện rõ ràng nhất ở Châu Á, nơi các đồng minh như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phải chịu áp lực mới để đóng một vai trò rộng lớn hơn, rủi ro và tốn kém hơn trong tình hình địa chính trị của khu vực. Nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden sẽ khôi phục phẩm giá cho lãnh đạo Mỹ và mang lại một cách tiếp cận tích hợp hơn nhiều để quản lý các lợi ích toàn cầu của Mỹ.
AN BÌNH