Đằng sau đợt nắng nóng chết người ở Ấn Độ
(Cadn.com.vn) - Ấn Độ đang hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong nhiều thập kỷ qua khiến hơn 2.500 người thiệt mạng. Tại sao Ấn Độ lại nắng nóng chết người như vậy?
Các đợt nóng hiện nay là kinh hoàng nhất kể từ năm 1979. Nhiệt độ ở thủ đô New Delhi luôn ở mức trên 40°C trong hơn tuần qua, có lúc lên mức 44°C. Nhiệt độ ở bang Orissa cao nhất ở mức 47°C. Trên thực tế, một số tuyến đường đã chảy nhựa. Chính phủ Ấn Độ ra khuyến cáo người dân tránh đi ra ngoài đường vào buổi trưa, nhưng điều này là không thể đối với nhiều người, những người cần phải làm việc hàng ngày để kiếm sống.
Tình hình nghiêm trọng đến Bộ trưởng Khoa học Trái đất của Ấn Độ lớn tiếng đổ lỗi cho hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra đợt nắng nóng kỷ lục này. Thực tế có đúng như vậy? Giới chuyên gia cho biết, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu là nguyên nhân chính gây ra đợt nắng nóng hiện nay ở Ấn Độ. Theo Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (NDMA), "nhiệt độ đỉnh điểm hàng ngày cao hơn và lâu hơn, sóng nhiệt dữ dội hơn và ngày càng thường xuyên hơn". Bản thân quốc gia Nam Á này cũng đang cảm thấy tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu với mỗi năm trôi qua.
Tiểu lục địa Ấn Độ có kiểu khí hậu thú vị vốn đặt nó ra ngoài quy luật của phần còn lại của thế giới và khiến nước này trở thành điểm đến văn hóa hấp dẫn. Nam Á toàn thể là nóng hơn so với vĩ độ của nó. Nguyên nhân do dãy núi Himalaya, vốn ràng buộc các tiểu lục địa phía bắc. Mùa mưa, được dự đoán sẽ bắt đầu vào cuối tháng này ở phía tây nam Ấn Độ và hy vọng sẽ bao bọc toàn bộ tiểu lục chảy theo hướng Đông Bắc. Điều này sẽ cung cấp nhiều sự trợ giúp cần thiết cho những người bị ảnh hưởng do nắng nóng của Ấn Độ, đặc biệt là khi mùa trồng lúa bắt đầu. Tuy nhiên, thật không may, điều này có nghĩa rằng nhiều vùng của Ấn Độ sẽ phải chờ vài tuần để được cứu trợ.
Ấn Độ, quốc gia đứng thứ 3 thế giới về phát thải khí nhà kính, đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc giải quyết lượng khí thải carbon sau hai nước phát thải hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ. Vào năm 2014, cả hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới năm cuối cùng đã đồng ý giới hạn mới bắt đầu từ năm 2025. Tuy nhiên, Thủ tướng Narendra Modi cho biết, ông sẽ không cúi đầu trước áp lực nước ngoài và thay vào đó tập trung vào việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo của đất nước.
Nhiều quan chức nước này cũng cho rằng, năng lượng tiêu thụ bình quân đầu người của Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây. Vì vậy, nền kinh tế của họ sẽ không được cạnh tranh công bằng nếu kiềm chế khí thải carbon trong bối cảnh New Delhi cần phát triển kinh tế để cắt giảm nghèo.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng hiện nay, LHQ đang hy vọng các nước có thể đồng ý một thỏa thuận nhằm làm chậm sự nóng lên toàn cầu tại một Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu sẽ diễn ra tại Paris, Pháp vào tháng 10 tới.
Thanh Văn