Đằng sau vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine

Thứ bảy, 19/07/2014 08:38

(Cadn.com.vn) - Ngày 18-7, Mỹ và các nước yêu cầu Kiev và phe nổi dậy lập tức ngừng bắn, tạo điều kiện cho cuộc điều tra nguyên nhân vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines rơi ở miền Đông nóng bỏng của Ukraine đêm 17-7.

Trong khi đó, các cuộc điều tra từ nhiều phía đã bắt đầu. Và lẽ dĩ nhiên, một khi chưa có kết luận điều tra chính thức, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh thảm họa máy bay này.

Mỹ khẳng định MH17 bị bắn rơi

Quyền lãnh đạo cơ quan kiểm soát không lưu Ukraine (UkSATSE) cho biết, vào thời điểm biến mất trên màn hình radar, máy bay này lúc đó nằm trong tầm kiểm soát của trung tâm điều hành không lưu Dnepropetrovsk.

Malaysia Airlines ngày 18-7 cũng khẳng định MH17 được bảo dưỡng tại nhà chứa máy bay của hãng này ở Sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) và có giấy chứng nhận về tình trạng vận hành tốt. Toàn bộ hệ thống liên lạc của chiếc máy bay có sức chứa 282 người và sử dụng động cơ Rolls-Royce Trent-800 này vẫn hoạt động bình thường.

Trong khi đó, Mỹ cũng khẳng định máy bay bị bắn hạ. Phó Tổng thống Joe Biden cho biết vụ việc "không phải là một tai nạn" và mô tả chiếc máy bay của Malaysia Airlines "nổ tung trên bầu trời". Hiện, các nhân viên cứu hộ đã phát hiện "hộp đen" thứ hai của MH17. Và câu trả lời chỉ có thể có sau khi các hộp đen này được kiểm tra.

Hiện trường thảm khốc vụ máy bay Malaysia Airlines rơi ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Vũ khí nào được sử dụng?

Loại vũ khí có thể bắn hạ một máy bay phản lực chở đầy khách ở độ cao 10.000m? Đó là một câu hỏi cực kỳ quan trọng trong việc điều tra.

Hãng Itar-Tass dẫn nguồn tin từ hãng hàng không Malaysia cho biết, tổ lái chiếc máy bay MH17 được các nhân viên điều hành bay yêu cầu hạ độ cao 500m khi vào không phận UKraine. Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Mỹ nói với CNN, một hệ thống radar phát hiện một hệ thống tên lửa đất đối không được bật lên và theo dõi một máy bay ngay trước khi MH17 rơi xuống.

Và một hệ thống thứ hai nhìn thấy một tín hiệu nhiệt tại thời điểm máy bay bị bắn trúng. Mỹ đang phân tích quỹ đạo của tên lửa xác định tên lửa đến từ đâu. Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết trên Facebook, "những kẻ khủng bố" đã bắn vào máy bay bằng hệ thống tên lửa đất đối không Buk.

Một quan chức Ukraine cũng nói rằng, quân nổi dậy đã tuyên bố bắn hạ một máy bay khác cùng khoảng thời gian MH17 mất tích. Tuy nhiên, tên lửa vác vai trong kho vũ khí của các nhóm phiến quân được loại trừ. "Độ cao bay bình thường của một máy bay chở khách dân sự sẽ nằm ngoài phạm vi của các hệ thống phòng thủ di động mà quân nổi dậy ở phía Đông Ukraine đã sử dụng nhiều trong thời gian gần đây", chuyên gia Nick de Larrinaga của tờ Defence Weekly thuộc IHS Jane nhận định. 

Nga-Ukraine cáo buộc lẫn nhau

Ukraine đóng không phận trên vùng chiến sự

Ukraine ngày 18-7 thông báo đóng không phận tại khu vực miền Đông, nơi Kiev đang triển khai chiến dịch an ninh nhằm vào phe nổi dậy.

Trên trang mạng riêng, bộ trên thông báo đóng cửa hoàn toàn không phận trên các khu vực Donetsk và Lugansk đồng thời cấm một số chuyến bay trên bầu trời khu vực lân cận Kharkiv. Các hãng hàng không Nga cũng hạn chế bay tới Ukraine.

Cơ quan hàng không Liên bang Mỹ (FFA) cũng "cấm các máy bay dân sự Mỹ bay qua không phận miền Đông Ukraine cho đến khi có thông báo tiếp theo".

"Người Nga có tất cả các loại vũ khí này", ông Francona nói. Nhưng theo ông Ryan, phe nổi dậy thân Nga không phải là lực lượng bắn hạ máy bay dù họ đã giành quyền kiểm soát một phần các loại vũ khí trên. "Phải mất rất nhiều thời gian đào tạo và mất rất nhiều sự phối hợp mới có thể bắn một máy bay chở khách", ông nói.

Theo Dan Wasserbly, biên tập viên của IHS Jane, thông thường, một tên lửa đất đối không cần phải có một chỉ huy xe, một xe radar, một số bệ phóng tự hành, xe tải và thậm chí nhiều phương tiện để đưa tên lửa tới bệ phóng. Ông Ryan kết luận, nếu máy bay thực sự bị bắn rơi, một lực lượng quân sự chuyên nghiệp mới là kẻ đứng sau vụ việc.

Hiện, Kiev và Moscow cũng cáo buộc lẫn nhau. Giám đốc Cơ quan Tình báo Ukraine (SBU) Valentyn Nalivaychenko cáo buộc 2 sĩ quan tình báo quân đội Nga liên quan đến vụ MH17 rơi, đồng thời khẳng định hai người này phải bị trừng phạt vì "tội ác" của họ.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho Kiev khi cho rằng, đáng lẽ không xảy ra vụ việc nếu Kiev không nối lại chiến dịch quân sự nhằm vào phe nổi dậy. Nhà lãnh đạo điện Kremlin gọi đó là "thảm họa" đồng thời hối thúc giải quyết khẩn cấp cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong khi cuộc chiến ở đông Ukraine vẫn bế tắc, vụ bắn rơi máy bay MH17 cùng với những mối nghi ngờ lẫn nhau giữa các bên liên quan đến cuộc xung đột này sẽ càng như mồi lửa thổi bùng cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

An Bình
(Theo CNN, Reuters)