Lần đầu tiên nghiên cứu thành công giống hoa chuông tại miền Trung
(Cadn.com.vn) - Trong dịp Tết nguyên đán và ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 vừa qua, trên thị trường TP Huế xuất hiện một loại hoa mới: hoa chuông (còn gọi là hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, hồng xiêm...). Hoa chuông ngay sau khi xuất hiện đã nhanh chóng được nhiều người dân Huế đón nhận, đặc biệt là giới trẻ. Riêng một điều có lẽ ít người biết là những cây hoa chuông nhỏ nhắn, xinh xinh có nguồn gốc tận nước
Vườn lưới Khoa Nông học (Trường ĐH Nông Lâm Huế) thời gian gần đây trở nên sôi động hẳn bởi khá nhiều sinh viên, cán bộ không chỉ trong Trường mà cả các trường khác và một số khách hàng các nơi tìm đến hỏi mua hoa chuông. Phương Anh, một sinh viên Trường ĐH Kinh tế, đang cùng mấy người bạn chọn mua hoa ở đây, nói: “Em thấy mấy bạn trong lớp mua mấy chậu hoa này, hỏi mới biết là bán tại đây nên em tìm đến mua vài chậu để trên bàn học và tặng bạn bè. Loại hoa này vừa đẹp vừa lạ mắt mà giá lại rẻ, chỉ 10.000 – 20.000 đồng/chậu nên rất phù hợp với sinh viên tụi em”.
* Một số đề tài do chị Lã Thị Thu Hằng nghiên cứu và thực hiện được đánh giá thành công: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sự trưởng, phát triển của cây lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) trên địa bàn tỉnh TT-Huế năm 2006; Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây hoa Cúc vàng mai bằng phương pháp nuôi cấy in-vitro năm 2007; Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng hình thành mô sẹo và phôi vô tính từ phôi ngô nếp Cồn Hến năm 2009 và đề tài cao học Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của một số giống hoa chuông (Sinningia speciosa) trên các loại giá thể khác nhau ở tỉnh TT-Huế vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010. |
Hoa chuông (Sinningia speciosa, thuộc họ Gesneriaceae, bộ Lamiales) là một trong những loại hoa nhập nội lạ, hấp dẫn vì màu sắc và hình dáng cũng như độ bền của hoa. Hoa có hình chuông rất khoe sắc, nhiều hoa nở cùng lúc và mỗi đợt hoa nở kéo dài đến 20 ngày. Hoa chuông có thể trang trí trong nhà, ban công hay công viên, công sở rất đẹp.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa chuông trên các vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt ở TT-Huế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung. “Đã có nhiều loại hoa mới được nhập vào nước ta nhằm đáp ứng xu hướng ưa thích các loài hoa lạ của người chơi hoa nhưng các loại hoa nhập nội này có giá thành cao, nguồn cung cấp không ổn định, độ bền lại giảm do thay đổi điều kiện sống. Vì vậy, mình đã tiến hành thực hiện đề tài cao học nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa chuông trên đất TT-Huế”, chị Hằng cho biết.
Để có thể nghiên cứu và trồng thành công các giống hoa chuông đỏ, hồng, trắng, tím, trắng nhụy tím, chị Hằng cùng đồng nghiệp đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi. Bắt tay vào nghiên cứu trong phòng thí nghiệm từ tháng 2-2009 đến tháng 7-2009, chị Hằng tiến hành trồng thử nghiệm hoa chuông và sau gần 3 tháng chăm sóc, những chậu hoa trồng thử nghiệm đã nở bông. 500 chậu hoa chuông đã được đưa ra bán tại Hội hoa xuân trong dịp Tết nguyên đán trong sự ngỡ ngàng của người dân Huế bởi họ “cứ tưởng đó là hoa nhập nội hay từ Đà Lạt chuyển ra” và dịp mồng 8-3 vừa qua, hoa chuông cũng trở thành một trong những món quà tặng dễ thương được nhiều người lựa chọn.
![]() |
Thu Hằng bên những chậu hoa chuông khoe sắc mới được nghiên cứu và trồng thành công. |
Giá trị khoa học thứ hai là kết quả đề tài này chính là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cây hoa chuông từ nuôi cấy mô ra hoa thương phẩm. Đây cũng chính là cơ sở khoa học để mở rộng diện tích trồng cây hoa chuông trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài chính là tạo ra một loài hoa mới có giá trị về mặt thẩm mỹ được người yêu hoa tiếp nhận và ưa thích vì thời gian hoa tồn tại lâu hơn hẳn so với các loại hoa khác. “Từ thành công này, chúng tôi cũng đang hướng đến hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cây hoa chuông để có hoa vào đúng các dịp lễ tết, hướng đến việc đưa nơi đây trở thành nơi sản xuất giống hoa. Chúng tôi cũng dự định sẽ tiếp tục chọn lọc cây đẹp để nhân vô tính cho ra hàng nghìn cây khác và xử lý tìm ra những loài có màu sắc khác nữa”, PGS.TS. Trần Văn Minh khẳng định.
Vậy là từ thành công của đề tài nghiên cứu về hoa chuông, TT-Huế có thêm một loài hoa mới, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và thú chơi hoa của người dân. Trong tương lai không xa, một khi quy trình kỹ thuật sản xuất cây hoa chuông được hoàn thiện, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến những nguồn lợi kinh tế không nhỏ mang lại từ việc sản xuất và tiêu thụ hoa chuông...
Bài, ảnh: Tùng Chi