Mỹ đưa Nhật - Hàn xích lại gần nhau

Thứ sáu, 03/04/2015 11:15

(Cadn.com.vn) - Mỹ đang thúc đẩy hợp tác nhiều hơn giữa hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Liệu nỗ lực này có mang lại kết quả tốt đẹp?

Khi Mỹ, Nhật, Hàn ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm mở rộng hợp tác quốc phòng 3 bên thông qua thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo vào tháng 12-2014, động thái này được báo trước là bước đi đúng hướng.

Đó là "bước đi đầu tiên tốt đẹp", David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách vấn đề an ninh Châu Á-Thái Bình Dương cho biết tại sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức. Đồng thời, ông Shear cũng hy vọng, bước hợp tác này sẽ tiếp tục tiến đến các thỏa thuận chia sẻ thông tin ba bên, cho rằng, các cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nên được tiếp tục.

Mỹ- Nhật- Hàn ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) mở rộng hợp tác quốc phòng. Ảnh: Diplomat

Tuy nhiên, ông Shear cũng thừa nhận cần thiết phải "tiếp cận thực tế và kiên nhẫn, tránh nhạy cảm". Biên bản ghi nhớ cho phép Tokyo và Seoul tự nguyện chia sẻ thông tin nhạy cảm về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thông qua Mỹ. Tuy nhiên, rất dễ để nhận ra, đây là biện pháp tạm thời nhằm đáp ứng sự thất bại của Thỏa thuận An ninh chung về Thông tin Quân sự  (GSOMIA) vào mùa hè năm 2012. Theo tờ Hankyoreh, MOU chỉ giới hạn về mối đe dọa từ Triều Tiên, thỏa thuận này là không hoàn toàn thỏa đáng cho Mỹ, bởi Washington muốn 3 nước chia sẻ tất cả các thông tin tình báo quân sự với nhau.

Người dân Hàn Quốc phản đối GSOMIA năm 2012, ngăn cản không cho Quốc hội phê chuẩn, thường được hiểu đơn thuần là hiện tượng chống Nhật, nhưng đó cũng là phản ứng chống lại các bí mật mà Nhà Xanh cố gắng ký kết. Mặc dù các vấn đề liên quan đến lịch sử khiến việc thực hiện một thỏa thuận hiện nay còn khó khăn hơn so với năm 2012, các chính trị gia trên eo biển Tsushima cần phải đưa ra lập luận rõ ràng, thuyết phục, và công khai cho công chúng về sự cần thiết phải hợp tác an ninh sâu rộng hơn.

Một bài xã luận trên tờ Korea Herald lập luận: "Hàn Quốc cần phải khởi hành từ việc đi bộ trên dây giữa Mỹ và Trung, ít nhất là về các vấn đề an ninh quan trọng. Ngồi trên hàng rào dưới vỏ bọc của sự mơ hồ về chiến lược là không phù hợp và thậm chí có hại cho việc ngăn chặn các mối đe dọa ngày càng tăng từ Bình Nhưỡng và bảo đảm quyền lợi an ninh lâu dài của Seoul...". Từ quan điểm này, Hàn Quốc cần linh hoạt hơn trong việc tăng cường hợp tác với Nhật Bản.

Một dấu hiệu tích cực cho thấy hai nước đang dần tiến tới các cuộc thảo luận chung là việc đại diện Na Kyung-won của Hàn Quốc có chuyến thăm 2 ngày 1, 2-4 tới Nhật Bản. Bà Na Kyung-won là thành viên của đảng Saenuri cầm quyền, Chủ tịch Ủy ban công tác đối ngoại và thống nhất đất nước của quốc hội, và là nhà lãnh đạo của Liên minh Hàn -Nhật. Bà gặp các quan chức Tokyo và các chính trị gia, trong đó có Ngoại trưởng Fumio Kishida và thảo luận về Tuyên bố của Tổng thống Abe nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 Nhật thất bại trong Thế chiến II.

Mỹ khuyến khích và hoan nghênh hợp tác an ninh lớn hơn giữa Nhật-Hàn, vì điều này sẽ cho phép Washington triển khai các kế hoạch phòng vệ lớn hơn và chiến lược ngăn chặn hiệu quả hơn chống lại các hành động khiêu khích của Triều Tiên và Trung Quốc. Chậm mà chắc, quyết tâm của Washington trong việc hợp tác với Nhật-Hàn trong lĩnh vực an ninh dường như đưa Tokyo và Seoul xích lại gần nhau hơn.

An Bình

(Theo Diplomat)