Mỹ quyết chặn hoàn toàn nguồn thu từ dầu thô của Iran

Thứ tư, 24/04/2019 11:12

Mỹ tuyên bố tất cả những quốc gia và vùng lãnh thổ đang mua dầu Iran sẽ phải chấm dứt hoạt động này trước ngày 1-5 nếu không muốn đối mặt với trừng phạt

Việc Mỹ tuyên bố chấm dứt tất cả các lệnh miễn trừ nhập khẩu dầu của Iran, khiến giá dầu thô tăng vọt. Ảnh: Reuters

Trong một tuyên bố ngày 22-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không ban bố lại quy chế miễn trừ vào tháng 5 tới. Quy chế này vốn nhằm mục đích cho phép các nước nhập khẩu dầu của Iran mà không đối mặt với biện pháp trừng phạt của Washington.

Nhà Trắng cho biết sẽ hợp tác với các nước xuất khẩu dầu chủ chốt ở Trung Đông là Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) để "đảm bảo nhu cầu của toàn cầu được đáp ứng, một khi toàn bộ dầu của Iran bị loại khỏi thị trường". Trước đó, một nguồn tin cũng cho biết, tờ Washington Post đăng tải thông tin về việc chính phủ Mỹ sẽ chấm dứt các quy chế miễn trừ đã cấp cho một số quốc gia được mua dầu của Iran trong năm ngoái. Tờ  báo này cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được cho là sẽ tuyên bố "vào ngày 2-5 tới rằng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không còn cấp quy chế miễn trừ trừng phạt cho bất kỳ quốc gia nào nữa".

Hồi tháng 11-2018, Mỹ tái áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi Tổng thống Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc thế giới. Tuy nhiên, Washington đã cấp quy chế miễn trừ cho 7 nước vì đảo Đài Loan (Trung Quốc) được phép tiếp tục mua dầu thô của Iran trong 6 tháng tiếp theo với số lượng hạn chế.

Động thái trên của Washington được dự báo sẽ chặn nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Iran, đồng thời đẩy giá dầu thô lên mức cao nhất trong 6 tháng qua do lo ngại nguồn cung thắt chặt. Giới phân tích lo ngại, với nguồn cung đã bị thắt lại trên thị trường dầu toàn cầu hiện nay, cộng thêm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu lửa Venezuela, động thái đối với Iran có thể dẫn tới một đợt tăng mạnh giá "vàng đen".

Phản tác dụng

Một số quan chức Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Tình báo Mỹ cũng như các chuyên gia nước ngoài cảnh báo, hành động này của Mỹ có thể gây tác dụng ngược bằng cách gây ra hiệu ứng ở các quốc gia như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Đáp lại lệnh trừng phạt của Mỹ, Hy Lạp, Italia và Đài Loan (Trung Quốc) đã ngừng mua dầu của Iran, nhưng Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran. Áp lực kinh tế làm giảm xuất khẩu dầu của Iran từ hơn 2,5 triệu thùng mỗi ngày xuống còn dưới 1 triệu thùng, khiến Tehran mất đi nguồn đầu tư nước ngoài và khiến giá trị của đồng tiền Iran giảm mạnh và lạm phát tăng vọt. Trong cuộc họp báo hôm 22-4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, mục tiêu của Mỹ là đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0, khiến nước này mất đi nguồn thu xuất khẩu dầu 50 tỷ USD mỗi năm. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, mục đích của hành động này là khiến Tehran phải từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, cũng như sự dính líu của Iran vào các cuộc xung đột ở Syria và Yemen.

Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi động thái này của Mỹ. Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ và các chuyên gia nước ngoài cho rằng cuộc tấn công leo thang vào nền kinh tế Iran sẽ không khiến Tehran ngừng hỗ trợ cho các tổ chức khủng bố hay buộc các nhà lãnh đạo đất nước phải đàm phán lại thỏa thuận vũ khí hạt nhân. Hai quan chức Mỹ giấu tên cũng chỉ trích chính sách Iran của Mỹ, cho rằng, Washington đã không suy nghĩ nhiều về tác động của chính sách Iran đối với thị trường dầu mỏ hoặc các quốc gia nhập dầu từ Iran, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Theo bà Suz Suzanne Maloney, một chuyên gia Iran tại Viện Washington Brook Brookings, Iraq, quốc gia mất ổn định và đang là nơi lẩn trốn của một số tàn dư của IS, đặc biệt dễ bị tổn thương vì nhập khẩu khí đốt và điện tự nhiên của Iran rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước này

Eo biển Hormuz - "con tin" của Iran

Phản ứng với tuyên bố của Mỹ, hãng Tasnim dẫn một nguồn tin của Bộ Dầu mỏ Iran cho rằng, Washington sẽ thất bại trong việc cắt giảm lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran về mức 0, ngay cả khi họ chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt đối với những nước mua dầu thô của Tehran. Nguồn thạo tin cho hay: "Bất chấp quy chế miễn trừ trừng phạt có tiếp tục hay không, lượng xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ không về mức 0 trong mọi hoàn cảnh trừ khi Chính phủ Iran quyết định ngừng xuất khẩu... và việc này hiện không có liên quan gì".

Tư lệnh Hải quân thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Ali Reza Tangsiri thậm chí còn đe dọa sẽ phong tỏa Eo biển Hormuz. "Eo biển Hormuz dựa trên pháp luật là một tuyến vận chuyển quốc tế và nếu chúng tôi bị cấm sử dụng, chúng tôi sẽ đóng lại cửa biển này", Tướng Ali Reza Tangsiri nói. Theo Cơ quan Năng lượng Mỹ (AEI), eo biển này còn có vai trò quan trọng hơn cả eo biển Malacca ở Đông Nam Á-giữa Malaysia và Indonesia. Eo biển Hormuz án ngữ cửa ra vào vịnh Persian và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động lưu thông nguồn cung năng lượng cho toàn cầu. Theo thống kê của AEI, năm 2016, 18,5 triệu thùng dầu đã được chuyển qua eo biển này mỗi ngày, chiếm gần 30% số dầu trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Mặc dù đây là eo biển hẹp và nằm giữa lãnh hải của Iran và Oman, Hormuz luôn được xem là một tuyến đường vận chuyển quốc tế. Các lực lượng Mỹ thường xuyên di chuyển ra vào vịnh Ba Tư thông qua Eo biển Hormuz, ngay cả trong thời điểm căng thẳng giữa hai nước leo thang.

AN BÌNH