Mỹ sẽ "chết yểu"nếu thiếu động cơ tên lửa Nga?
(Cadn.com.vn) - Lấy cớ cáo buộc Nga gây bất ổn Ukraine năm 2014, Lầu Năm Góc ra lệnh cấm vận động cơ tên lửa RD-180 của Moscow. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đây là một động thái nguy hiểm, "hại nhiều hơn lợi" đối với an ninh của Washington và đồng minh.
Trong bối cảnh cuộc nội chiến Ukraine bùng nổ gay gắt đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, các giới chức cao cấp Washington đều đồng tình cho rằng, đã đến lúc họ phải ngưng lệ thuộc vào các động cơ tên lửa của Nga để đưa các vệ tinh quân sự vào không gian.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Quốc hội Mỹ xem xét dùng pháp luật để thực thi chủ trương này. Nhưng nếu động cơ RD-180 bị loại bỏ quá sớm, sẽ làm tăng chi phí nộp thuế cho người dân Mỹ, và kéo theo những mối nguy chính họ cũng chưa lường hết.
Chi phí phóng vệ tinh tăng vọt
Động cơ RD-180 của Nga được sử dụng cho các tên lửa Atlas, lực đẩy chính của đội tàu không gian Mỹ. Lựa chọn duy nhất của Lầu Năm Góc cho việc phóng vệ tinh lớn vào quỹ đạo tầng cao là dùng Delta, chi phí sẽ tăng thêm 1/3 cho mỗi lần so với dùng động cơ RD-180 của Nga. Vì vậy, nếu Atlas không phóng được sẽ ngốn thêm hàng tỷ USD.
Động cơ RD-180 của Nga. |
Không thể đưa vệ tinh vào đúng quỹ đạo
Đây là nguy cơ báo hại cho chính các tên lửa đẩy SpaceX do Mỹ sản xuất, bởi khả năng quá yếu, không thể mang các vệ tinh lên các quỹ đạo quan trọng. Thực tế cho thấy, nhiều vệ tinh của Lầu Năm Góc sử dụng cho mục đích cảnh báo tấn công bằng tên lửa, kết nối liên lạc an ninh, vệ tinh do thám có trọng lượng rất nặng nên các tên lửa đẩy do Mỹ sản xuất không thể đảm đương. Chưa hết, các vệ tinh này thường hoạt động ở quỹ đạo cao nên các tên lửa đẩy như trên không thể với tới. Bằng chứng, qua các cuộc thử nghiệm gần đây, nó nhưng không thể vươn tới 4 trong 8 quỹ đạo quân sự trọng yếu. Khoảng 40% số vụ phóng của quân đội Mỹ phải dùng đến động cơ tên lửa đẩy Atlas hay động cơ đắt tiền hơn như động cơ Delta.
Càng củng cố uy tín của Tổng thống Putin
Điều này thật dễ hiểu và đã được nói đến nhiều. Theo đó, nếu chỉ dựa vào việc bán đảo Crimea sáp nhập về với Nga vào năm 2014 mà Quốc hội Mỹ cấm vận việc sử dụng động cơ RD-180 đây là việc làm thiển cận, "lợi bất cập hại", thậm chí càng làm tăng sức mạnh cho Moscow. Bất cứ điều gì xảy ra với động cơ tên lửa đẩy Delta sẽ khiến Mỹ rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" trong việc đưa các vệ tinh cảnh báo tấn công bằng tên lửa và vệ tinh do thám lên quỹ đạo, vốn giúp Lầu Năm Góc theo dõi sát sao các hoạt động của quân Nga.
Tốn nhiều thời gian
Nếu các động cơ do Nga sản xuất bị cấm, Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để sản xuất các loại động cơ kiểu này, nhất là các dòng tên lửa công suất cao. Ngay cả Bộ quốc phòng Mỹ cũng chưa chắc khi nào các động cơ tên lửa đẩy Delta mới sẽ ra lò. Điều này không khả thi trong bối cảnh Washington đang rất cần nó như hiện nay.
Và nếu Mỹ vội vàng đưa ra quyết định cấm vận dùng động cơ tên lửa đẩy của Nga, chính họ sẽ tự bắn vào chân mình. Các vệ tinh quân sự của Mỹ có thể "đắp chiếu", không thể phóng các vệ tinh quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia, đốt thêm hàng tỷ USD tiền thuế của người dân.
RD-180 là một động cơ tên lửa do Nga thiết kế chế tạo và hiện đang được sử dụng cho giai đoạn đầu của phương tiện phóng vệ tinh Atlas V của Mỹ.
Kim Hùng
(Theo NC/EW)