Nhìn nhận Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX

Thứ hai, 03/06/2024 18:18

Hội thảo khoa học quốc gia Văn học miền Trung nửa sau thế kỷ XX do Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế tổ chức ngày đầu tiên của tháng 6 đã nhận được 80 bài viết của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, những người yêu thích văn học từ các trường đại học, THPT, Trung tâm nghiên cứu trên cả nước. Phần lớn các bài viết gửi đến hội thảo tập trung nghiên cứu văn học miền Trung qua các thể loại thơ, văn xuôi, báo chí, lý luận phê bình, tuồng,…

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
TS Hà Ngọc Hòa - Trưởng Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, gần 100 đại biểu là các giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ các trường THPT, các trường ĐH, Viện nghiên cứu trên cả nước... đã tập trung thảo luận, lý giải, làm rõ những đổi mới, thành tựu, đóng góp của Văn học học miền Trung nửa sau thế kỷ XX.

Theo TS Hà Ngọc Hòa - Trưởng khoa Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học -ĐH Huế, theo những diễn biến thăng trầm của lịch sử mà Văn học hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX nói chung, Văn học miền Trung nói riêng đã có nhiều thay đổi. Nếu như sau cách mạng tháng Tám năm 1945, miền Bắc tiến hành công cuộc kháng chiến chống Pháp "Chín năm làm một Điện Biên" và từng bước xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì ngược lại ở miền Nam vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Ba mươi năm kháng chiến trường kỳ, Văn học miền Nam đã có những lối đi, những thành tựu riêng vừa khẳng định được mình lại vừa góp phần thúc đẩy văn học Việt Nam tiến nhanh trên con đường hiện đại. Trong những năm tháng văn học hai miền Nam - Bắc vận hành trên trục lịch sử ấy, thì văn học miền Trung vẫn phát triển "tự nhiên nhi nhiên", hòa mình vào dòng chảy chung của văn học dân tộc. Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, Văn học miền Trung lại tiếp tục khẳng định mình trên các lãnh vực văn hóa nghệ thuật trong tương quan so sánh với các miền trên cả nước. Có thể thấy, nếu không có những đóng góp lớn lao về tác giả - tác phẩm đa dạng, phong phú của Văn học miền Trung thì văn học Việt Nam đương đại khó đạt được nhiều thành tựu lớn lao như hiện tại.

Thông qua hội thảo, không chỉ giúp bạn đọc cả nước hiểu thêm về văn hóa, con người miền Trung mà trên cơ sở đó để "các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu, đào xới những vỉa tầng đang còn khuất lấp đâu đó để cho văn học miền Trung ngày càng được khẳng định và có nhiều đóng góp hơn cho nền văn học Việt Nam đương đại"- TS Hà Ngọc Hòa nhấn mạnh.

Vĩnh Yên

Nhà thơ Thanh Thảo tặng tủ sách Đặng Thùy Trâm cho trường THCS Trần Cao Vân

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, Nhà thơ Thanh Thảo - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cùng đại diện bà con Tộc Đoàn (xã Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam) đến thăm và tặng tủ sách Đặng Thùy Trâm cho Trường THCS Trần Cao Vân (Núi Thành) với 500 bản sách gồm các sách Kim Đồng, sách Văn học, những quyển sách viết về người nữ Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

NSND Tường Vi: Danh ca hiếm có của dòng âm nhạc cách mạng

Trung tá - NSND Tường Vi, người có giọng ca hiếm có, gắn liền với những ca khúc cách mạng đi cùng năm tháng như “Cô gái vót chông”, “Tiếng đàn Ta Lư”… qua đời ở tuổi 86 đã để lại bao tiếc nuối cho gia đình, người thân và công chúng yêu âm nhạc.

Tiệm sách cũ

Thỉnh thoảng, những chiều sau giờ làm việc ở cơ quan, trên đường về nhà, tôi ghé vào một tiệm sách cũ. Chỉ vỏn vẹn chừng mươi mét vuông thôi nhưng cũng có đủ nhiều loại sách phong phú cho mọi lứa tuổi.