"Trái kiwi ngọt ngào"

Thứ năm, 23/10/2014 09:40

(Cadn.com.vn) - Khi đã có một ghế trong HĐBA LHQ, New Zealand - quê hương của những trái kiwi- sẽ cần phải tìm được tiếng nói của mình về chính sách đối ngoại.

Sau chiến dịch kéo dài gần thập kỷ qua hai đời chính phủ, New Zealand giờ đây đảm bảo chỗ ngồi tại bàn hàng đầu của HĐBA LHQ. Quốc gia Châu Âu này giành chiến thắng trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trước đối thủ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đua cực kỳ gây cấn.

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ mất điểm vì từ chối can thiệp xung đột giáp biên giới Syria giữa lực lượng người Kurd và phiến quân IS, chiến dịch quảng bá hình ảnh quốc gia của New Zealand tạo tiếng vang.

Nhưng với tiêu chí không thể ném "tiền qua cửa sổ", New Zealand phải sáng tạo với chiến dịch tranh cử, trong đó có liên quan đến tất cả mọi thứ từ việc xây dựng phiên bản ứng dụng iPhone cho sổ tay của LHQ đến việc đăng cai tổ chức giải đấu cricket trên bãi cỏ của LHQ cho giới chức Nam Á và vùng Caribbean.

Chiến dịch này chứng tỏ khả năng tự quảng bá ấn tượng của New Zealand trên trường quốc tế. Và chiến thắng của nước này cũng là minh chứng cho khả năng khai thác sức mạnh mềm của các quốc gia nhỏ trong nỗ lực thu hút đảm bảo lợi nhuận trong hệ thống quốc tế.

Nhưng trong khi chiếc ghế quan trọng lần này cho New Zealand cơ hội để thay đổi tích cực và tham gia với tư cách "cầu thủ lớn", nó cũng là thách thức khổng lồ với quốc gia nhỏ bé này, đặc biệt khi quốc gia kiwi này từ lâu vẫn đặc trưng với nền ngoại giao thực dụng và kín đáo.

Sự phân chia khu vực quốc tế về vấn đề an ninh và mậu dịch là nói dễ hơn làm, nhất là khi New Zealand "nhậm chức" đúng vào thời điểm HĐBA LHQ đang đối mặt với những thách thức khó khăn nhất về an ninh trong lịch sử, trong bối cảnh chứng kiến sự thay đổi lịch sử trong việc phân phối quyền lực toàn cầu.

Về phần mình, New Zealand đang phải vật lộn để có được những đối tác xuyên Thái Bình Dương. Và gần đây, nước này tự nhận thấy cách họ phụ thuộc vào các đối tác này như thế nào khi trở thành nguồn xuất khẩu sữa chủ yếu sang Trung Quốc sau làn sóng bê bối an toàn thực phẩm ở quốc gia Châu Á này.

Nhìn qua phản ứng của New Zealand cho các sự kiện quốc tế gần đây người ta có thể phân biệt được mô hình phản ứng thụ động và nhẹ nhàng cho các vấn đề an ninh có liên quan đến đối tác thương mại. Một nhà bình luận thậm chí còn đặt câu hỏi liệu New Zealand đang phát triển một chính sách trung lập.

Ví dụ rõ ràng nhất là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand. Và nước này luôn bị bắt gặp đứng đâu đó ở giữa. Nhưng thế giới không phải chỉ có sự cạnh tranh Mỹ-Trung. New Zealand đã đưa ra một cách tiếp cận khá mềm mại về tranh chấp giữa Israel và Palestine, chương trình hạt nhân của Iran hay cuộc khủng hoảng ở Syria, Ukraine...

Đối với một quốc gia nỗ lực vận động tranh cử như New Zealand, người ta tất nhiên hy vọng quốc gia này sẽ có thể làm nhiều hơn thế. Nhưng câu hỏi vẫn là: nếu New Zealand làm như vậy, liệu họ có còn được yên bình?

Thanh Văn