Trung – Ấn và cuộc chiến Ấn Độ Dương
(Cadn.com.vn) - Chuyến thăm các quốc gia ở Ấn Độ Dương của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc đảo nhỏ.
Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương với hàng loạt các sáng kiến kinh tế và thương mại, việc tiếp cận và kiểm soát các hòn đảo ở Ấn Độ Dương là quan trọng đối với Bắc Kinh nhằm bảo đảm lợi ích chiến lược trong khu vực.
Có 2 lý do cho động thái này của Trung Quốc. Đầu tiên, một số hòn đảo - như Kyaukpyu - có thể phần nào xóa bỏ được cái mà giới chuyên gia gọi là "Malacca dilemma" (Thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca) của Trung Quốc, ám chỉ việc nước này quá phụ thuộc vào eo biển Malacca. Thứ hai, sự hiện diện ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương là quan trọng trong việc tăng cường vai trò của Bắc Kinh như một "nam diễn viên chính" trong kiến trúc an ninh đang nổi lên ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, không giống như ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương là nhà của nhiều quốc gia mạnh, luôn cảnh giác với chính sách hàng hải và đơn phương của Trung Quốc.
Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại các quốc đảo Ấn Độ Dương. |
Maldives
Cộng hòa Maldives là đảo quốc nhỏ nằm ở vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương, gần một số các tuyến đường thương mại quan trọng đi qua khu vực. Dù về mặt quân sự, Maldives chẳng là gì trong khu vực, nhưng việc tiếp cận và ảnh hưởng đến hòn đảo này có thể giúp một quốc gia khác tăng cường sức mạnh trong khu vực. Đây có lẽ là lý do Maldives thoải mái ngồi giữa cuộc đấu địa chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang diễn ra ở Ấn Độ Dương.
Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Maldives vào tháng 9-2014, mối quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới. Ấn Độ đang lo sợ việc Trung Quốc thống trị lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Maldives. Trong khi chính phủ tiền nhiệm nghiêng về ảnh hưởng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, chính phủ hiện nay dường như có lợi cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đang chú ý những phát triển và dường như sẵn sàng để gánh vác trách nhiệm của mình như là một diễn viên an ninh ở Ấn Độ- Thái Bình Dương. Maldives là một trong những quốc gia ông Modi dự định ghé thăm trong chuyến đi bắt đầu từ ngày 11-3. Thật không may, do khủng hoảng chính trị đang diễn ra, Maldives bị cắt khỏi hành trình của ông Modi.
Seychelles
Nước cộng hòa Seychelles là "cầu thủ" khác trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược đang nổi lên ở Ấn Độ Dương.
Quốc gia với 115 hòn đảo không ngừng chiến đấu để giữ vững an ninh EEZ và an toàn từ những tên cướp biển. Seychelles nằm gần với bờ biển Châu Phi, khiến đây là lựa chọn hấp dẫn của Bắc Kinh nhằm thiết lập căn cứ hải quân ở nước này.
Năm 2011, Seychelles cho Trung Quốc lập các căn cứ hải quân với mục đích tiếp nhiên liệu trong khi tiến hành các hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden. Động thái này khiến New Delhi khó chịu, bởi điều này cho phép Bắc Kinh có cơ hội mở rộng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, tạo điều kiện cho các hoạt động xa bờ của hải quân Trung Quốc.
Nhưng hiện nay, Ấn Độ và Seychelles cũng chia sẻ các mối quan hệ quân sự chặt chẽ khi New Delhi giúp quốc đảo này bảo đảm an ninh EEZ bằng máy bay giám sát và tàu tuần tra.
Sri Lanka
Mối quan hệ của New Delhi với Sri Lanka ngày càng bền chặt. Nằm ngay sát Ấn Độ, quốc đảo này được coi là trong phạm vi ảnh hưởng chiến lược của New Delhi. Tuy nhiên, mối quan hệ với Bắc Kinh gần đây được tăng cường thông qua các dự án cơ sở hạ tầng tạo ra căng thẳng ở Ấn Độ Dương giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Điều khiến New Delhi khó chịu nhất là việc các tàu ngầm của Bắc Kinh thường xuyên cập cảng Colombo.
Bởi việc tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo là ví dụ hoàn hảo cho thấy Bắc Kinh sử dụng các sáng kiến thương mại để duy trì sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương. Trong bối cảnh này, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Modi đến Sri Lanka trong 2 ngày 13, 14-3 có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm tái khẳng định mối quan hệ của Ấn Độ với Colombo.
An Bình
(Theo Diplomat)