Vầng trăng xóm rừng (Kỳ 1: Cái ống ngoáy trầu của Mẹ)

Thứ ba, 19/12/2017 10:40

Trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đức hy sinh của nhiều người mẹ Việt Nam đã hóa thành núi thành sông, như trời như biển, đã đi vào thơ ca, nhạc họa. Trong vô vàn những người蜠Lẹ Anh hùng, Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, quê Thanh Quýt, xã Điện Thắng, H. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có 9 con trai, một con rể và một cháu ngoại là liệt sĩ là một tiêu biểu, mãi mãi là biểu tượng cu⼉` tấm lòng kiên trung bất khuất.

Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ.

Những ngày Mẹ Thứ còn sống, tôi thường ghé thăm Mẹ ở Xóm Rừng, Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bㅡ̀n. Mỗi lần nghe người con gái (cũng là Mẹ VNAH) cho biết nhà có khách, Mẹ vui lắm. Đôi mắt đã mờ nên Mẹ thường mân mê bàn tay của khách để biết buồn bi&ecirᥣ;́t vui. Trong câu chuyện gia đình, khi nhớ về những đứa con, mắt Mẹ lại nhòa lệ. Tài sản của mẹ không có chi ngoài 9 cái nồi hương trong ngôi nhà thân yêu mấy chục năm nay ám khói và nỗi nhớ con cứ dằn vặt đến cuối đời. Với Mẹ Thứ, cò덮!có một thứ tài sản vô giá mà ít ai nghĩ đến kể cả khi mẹ đã xa lìa cuộc đời này. Đó là cái ống ngoáy trầu của Mẹ...

 Một ngày năm 2008 tôi lại ghé thăm Mẹ. Nhưng rất tiếc lần này tôi không gặp vi䄀?Mẹ lâm bệnh nặng đang điều trị ở Đà Nẵng. Hôm ấy tôi chỉ gặp cháu nội của Mẹ là em Lê Tự Hiệp. Em bị khuyết tật đôi chân nhưng vẫn làm được công việc thợ may. Trong că䁮 nhà cũ kỹ, hai chúng tôi trò chuyện thân tình. Bất ngờ tôi thấy cái ống ngoáy trầu của Mẹ nằm buồn thiu ở xó nhà. Tôi vội vàn㑧 cầm lên với một tâm trạng bồi hồi khó tả. Bã trầu còn khô dính đầy một lớp thời gian. Tôi chợt hiểu ra rằng sức khỏe của Mẹ không còn bình thường nữa⨠nên cái ống ngoáy trầu mới bỏ lăn lóc như vậy. Lớp bã trầu ấy như là ký ức về một quãng đời còn lại của Mẹ sau ngày giải phóng. Những lúc nhớ con, Mẹ 㕬ại trò chuyện với trầu cau. Tôi nói với Lê Tự Hiệp cho tôi xin kỷ vật này, em đồng ý, ghi cho tôi mấy dòng đề tặng trên cái bao ni-lông mà tôi nhặt được cùng với cái &oci㍲c;́ng ngoáy trầu. Dòng chữ màu đen lẫn trong màu nước bã trầu thấm khô như kể hết câu chuyện về một Bà mẹ Việt Nam谠@nh hùng: “Đây là cái ống ngoáy trầu của bà nội Thứ. Kể từ này nội đau nội không dùng nữa. Tôi tặng cho nhà báo Huỳnh Trương Phát. Xóm Rừng ngày 24 tháng 5 năm 2008”. Tôi trân trọng mang k㝹̉ vật của Mẹ về nhà đặt vào trong lồng kính, chọn một góc thật đẹp trong tủ sách gia đình trưng bày cẩn thận cho tới khi những đồng nghiệp của tôi thông ti� “sự kiện” lên báo chí với sự kính trọng “Người giữ kỷ vật đặc biệt của Mẹ Thứ”. Sau khi đọc được dòng tin này, Bảo tàng H. Điện Bàn (nay là thị xã Đện Bàn), liên hệ với tôi không ngoài mục đích muốn tôi hiến tặng kỷ vật của Mẹ Thứ. Thật tình ban đầu tôi có ý định hiến tặng kỷ vật của Mẹ唠`ho Bảo tàng quốc gia ở Hà Nội bởi ở đó đã có cái nồi đồng của Mẹ. Cuối cùng tôi đồng ý hiến tặng cho Bảo tàng Điện Bàn. UBND 꽴hị xã Điện Bàn đã tổ chức long trọng buổi đón nhận kỷ vật của Mẹ Thứ. Cái ống ngoáy trầu của Mẹ Thứ được đặt trên bục nhung đỏ có lồng kính trong Bảo tàng, bên cạnh ghi dòng chữ “cái &ocir坣4́ng ngoáy trầu của Mẹ Thứ do nhà báo Huỳnh Trương Phát hiến tặng”, từ đó cho đến nay và mãi mãi về sau như một lời nhắc nhở gửi lại cho bao thế hệ rằng uống nước thì phải nhớ nguồn...

Những kỷ vật của Mẹ Thứ trưng bày tại Bảo tàng Điện Bàn.

Tổ quốc này luôn ghi nhớ công ơn những người Mẹ Việt Nam Anh hùng. Tượng đài lấy nguyên mẫu Mẹ Thứ, đặt tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cũng chính từ ý nghĩa ấy. Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam 5 năm 2000 – 2015 đã trao tặng giải thưởng cho ca khúc Chiều cuối năm nhớ Mẹ (thơ Lê Anh Dũng) trong chùm 4 ca khúc: Chiều cuối năm nhớ mẹ - Bồng bềnh nguồn xưa - Nỗi nhớ tháng ba - Hoài niệm Hội An, tên gọi là Hương tình Đất Quảng của nhạc sĩ Thu Thủy – Đà Nẵng: “Chiều cuối năm nhớ mẹ/ mẹ ngồi bên chín bát cơm cúng niềm thương dâng đầy/  khói hương bay/ khói hương bay/ ôi mắt mẹ cay cay. Lá vàng đậu/ lá xanh rơi/ kẽo kẹt tre ngà/ võng đưa võng đưa/ dìu dặt la đà. Xe tơ dệt lụa/ mẹ như cau héo/ bên cơi trầu già. Mẹ hóa thành núi sông/ thành tượng đài lồng lộng bao dung/ để các con quây quần bên mẹ/ để mẹ ầu ơ câu hát ngày xưa/ đẹp dáng hình núi sông/ đẹp rạng ngời tình mẹ mênh mông. Ai người tận hiến/ ai người hy sinh/ sống trong nỗi nhớ/ tâm linh ngọn nguồn/ vọng tiếng ru của mẹ/ mẹ về đây với các con. Núi Cấm ơi/ vẫn sừng sững bên mẹ/ chín chiều chín khúc rạ rơm/ mẹ về bên nắng liêu xiêu/ các con như ngọn gió liêu xiêu tìm về”. Giai điệu và ca từ quyện chặt vào nhau. Khúc ca bi tráng đi vào lòng người không thể nào quên. Nguyện voog của người dân Việt Nam muốn có nhiều ca khúc về mẹ như đã từng có và lưu lại cho mai sau. Riêng với Quảng Nam những ca khúc viết về mẹ không nhiều, nhưng vẫn để ᵬại dấu ấn rất riêng. Mẹ là câu hát lời ru.  

Nhà thơ, Đại tá  Lê Anh Dũng đã khắc họa chân dung Mẹ Thứ trong Trường ca “Thưa mẹ- Phía trăn굧!lên”. Vầng trăng ấy tỏa sáng lung linh suốt con đường kháng chiến, để những đứa con hành quân ra trận. Vầng trăng ấy mang nặng 9 nỗi đ╡{ trong những năm tháng hòa bình- 9 đứa con ra đi không hẹn ngày về. Vầng trăng ấy đã lặn lúc 1 giờ 40 phút ngày 10-12-2010. Mẹ nằm đó “bên những đứa con yê鑵'dấu của mình” như ngày các con còn thơ dại.

(còn nữa)

Bút ký Huỳnh Trương Phát