Chuyến công du “gượng gạo”
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bắt đầu chuyến công du 7 quốc gia đồng minh, với Pháp là chặng dừng chân đầu tiên, nơi các quan chức đã chúc mừng ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden được truyền thông công bố đã đắc cử tổng thống. Mục đích trọng tâm của chuyến đi lần này của ông Pompeo là để thảo luận về "những thách thức toàn cầu”.
Mike Pompeo và vợ Susan, ôm hôn Đại sứ Mỹ tại Pháp Jamie McCourt (trái). Ảnh: AP |
7 quốc gia ở Châu Âu và khu vực Trung Đông trong chặng dừng chân lần này của ông Pompeo bao gồm Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và Saudi Arabia. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đây là chuyến đi đầy gượng gạo và khó khăn cho vị thủ lĩnh ngoại giao của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Trên thực tế, lãnh đạo của cả 7 quốc gia trong lịch trình của ông đều đã gửi lời chúc đến ông Joe Biden.
Ông Pompeo đến Pháp trong điều kiện nước này khóa cửa để chống lại làn sóng Covid-19 thứ hai. Trái ngược với số ít người ngồi xung quanh ông, ông Pompeo không đeo khẩu trang. Ông Pompeo có thể thấy “đang làm một số việc nặng nhọc” khi đến gặp Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron và đồng cấp Jean-Yves Le Drian trong ngày 16-11. Ông cũng sẽ đến các khu định cư của Israel ở Bờ Tây, nơi mà các ngoại trưởng trước đây đã tránh. Ông Pompeo đã theo sát Tổng thống Trump và phần lớn thành viên đảng Cộng hòa trong việc không chấp nhận kết quả bầu cử Mỹ và những tình huống bất thường này có thể sẽ làm lu mờ các vấn đề.
Theo văn phòng của ông Macron, Tổng thống Macron đã nói chuyện với ông Joe Biden qua điện thoại 4 ngày trước và truyền đạt mong muốn hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, chống khủng bố và y tế. Đối với ngoại trưởng sắp mãn nhiệm và các quan chức Pháp, các cuộc sẽ yêu cầu một sự đụng chạm tinh tế về một số vấn đề khó khăn. "Hiện tại, người đồng cấp của tôi là Mike Pompeo, cho đến ngày 20-1", ông Le Drian nói trên BFMTV, đề cập đến ngày mà nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc. Ông cho biết có kế hoạch lên tiếng về bất kỳ cuộc rút quân nhanh chóng nào của Mỹ khỏi Iraq và Afghanistan, rõ ràng lo ngại rằng, ông Trump có thể kết thúc nhiệm kỳ tổng thống với một động thái như vậy.
Tổng thống Pháp, người đã nói chuyện với ông Biden 4 ngày trước để gửi lời chúc mừng đến ông Biden đã có mối quan hệ căng thẳng với ông Trump. Thúc đẩy tự do tôn giáo và chống khủng bố cũng là một trong những chủ đề được bàn tán trong chuyến đi của ông Pompeo. Cả hai vấn đề đều liên quan đặc biệt đến Pháp. Đã xảy ra 3 vụ tấn công khủng bố trong những tuần gần đây ở Pháp khiến 4 người thiệt mạng, liên quan đến những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri của đạo Hồi được tái bản gần đây. Các cuộc biểu tình chống Pháp đã diễn ra ở một số quốc gia Hồi giáo sau khi ông Macron nhấn mạnh rằng, nước này tôn trọng quyền tự do ngôn luận, bao gồm cả quyền vẽ tranh biếm họa.
Sau Pháp, ông Pompeo sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Israel, UAE, Qatar và Saudi Arabia. Các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia đó đã gửi lời chúc mừng công khai tới ông Biden. Ngoài Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia và Qatar có mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền Trump, và không rõ liệu ông Pompeo có lên kế hoạch cho các cuộc giao thiệp công khai với các nhà lãnh đạo của họ hay không - hay liệu ông có nhận câu hỏi từ báo chí, vốn có mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với ông trong suốt thời gian qua hay không. Mối quan hệ của chính quyền Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt căng thẳng sau khi đồng minh NATO mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga và chuyến thăm của ông Pompeo tới Istanbul vào tuần tới sẽ không bao gồm các cuộc gặp với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Thay vào đó, ông Pompeo sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo để nhấn mạnh việc thúc đẩy tự do tôn giáo.
KHẢ ANH