COC trong không gian

Thứ tư, 19/02/2014 08:56

(Cadn.com.vn) - Thế giới cần bảo vệ các cơ sở hạ tầng không gian quan trọng. Vậy nên rất cần có cái gọi là "Bộ quy tắc ứng xử" (COC) trong không  gian và Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương có thể dẫn đầu cho hoạt động này.

Sự cần thiết của SSA

Kể từ khi Liên Xô cũ đưa vệ tinh Sputnik vào quỹ đạo năm 1957, hơn 6.000 vệ tinh được đưa vào không gian. Thế giới được cho là trở nên quá phụ thuộc vào công nghệ truyền hình vệ tinh, cho tất cả mọi thứ, từ thông tin liên lạc và không lưu đến dự báo khí tượng và ứng dụng quân sự. Môi trường bên ngoài không gian ngày càng trở nên tắc nghẽn và đầy tính cạnh tranh.

Ngoài ra, sự hiện diện của tên lửa và các mảnh vỡ của vệ tinh cũ (từ tan rã và va chạm) trong không gian cũng như va chạm vô tình hay cố ý giữa các vệ tinh, như vụ va chạm năm 2009 của Mỹ và Nga, "góp" thêm các mảnh vụn vào vũ trụ.

Điều này khiến hệ thống không gian gặp nguy hiểm, không chỉ từ các mảnh vụn quỹ đạo và thiên thạch mà còn từ các hành vi cố ý của con người liên quan đến các loại vũ khí, hoặc cố ý gây nhiễu hệ thống vệ tinh. Bước đầu tiên hướng đến quản lý tốt hơn những rủi ro này là nâng cao nhận thức về Các tình huống không gian (SSA).

SSA là hệ thống radar, vệ tinh và kính thiên văn được sử dụng để phát hiện, theo dõi và dự đoán đường đi của các mảnh vỡ và các vật thể không gian trong thời điểm xác định và đưa ra những cảnh báo về nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ. Hiện nay, Mỹ quản lý Mạng lưới Giám sát không gian mạng (SSN), theo dõi các mảnh vỡ không gian và có thể đưa ra một số cảnh báo. Tuy nhiên, với số lượng vệ tinh và khối lượng mảnh vỡ không gian ngày càng tăng, một cơ chế toàn cầu nhằm bổ sung thêm các địa điểm quan sát là cần thiết.

SSA có ích đối với cả quân sự và dân sự. Đối với các hoạt động của dân sự phi thương mại và quân sự, nó cung cấp phương tiện để phát hiện sự khác biệt giữa tên lửa hoặc các mảnh vỡ, giúp ngăn ngừa những hậu quả ngoài ý muốn. Và đối với lĩnh vực thương mại dân sự, SSA giúp các công ty tránh các tuyến đường vận chuyển có hải tặc, và giảm thiểu sự gián đoạn.

 Ngày càng có nhiều mảnh vỡ và vệ tinh trong không gian. Ảnh: Diplomat

Cơ chế COC

Tuy nhiên, SSA sẽ không phát huy tác dụng nếu không có các phương tiện ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro đối với cơ sở hạ tầng không gian. SSA không phải là thuốc chữa bách bệnh, và các ứng dụng kép cho cả mục đích quân sự và dân sự chỉ làm cho nó càng phức tạp hơn. Sự miễn cưỡng của các quốc gia trong việc tiết lộ tất cả thông tin về các quỹ đạo chính xác sẽ hạn chế sự hợp tác trong số các nước này.

Những nỗ lực trên của quốc tế nhằm giảm thiểu tác động từ các đối tượng đến từ bầu khí quyển của trái đất đang là vấn đề tranh cãi của LHQ và nhiều tổ chức khác. Cần thiết phải có một cuộc đối thoại rộng rãi hơn nhằm ứng phó khẩn cấp các vấn đề không gian chẳng hạn như hệ thống cảnh báo sớm trọng điểm, phản ứng đầu tiên, vận chuyển, loại bỏ mảnh vụn và quản lý chất thải, chia sẻ thông tin.

COC không gian do EU đề xuất nhận được sự ủng hộ rất lớn. Dự thảo COC dựa vào các nguyên tắc quản lý rủi ro các bên cùng có lợi, và nguyên lý cốt lõi của nó có liên quan đến chính phủ và phi chính phủ. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc phản đối cách tiếp cận này và trong năm 2008, hai nước trình cho LHQ dự thảo gọi là "Hiệp ước Phòng chống vũ khí trong không gian" (PPWT).

Hạn chế lớn nhất của PPWT là nó hoàn toàn chưa được kiểm chứng. Quan trọng hơn, nó không đề cập đến việc các loại vũ khí trên mặt đất có thể gây thiệt hại hoặc phá hủy các vệ tinh trong không gian. Nga và Trung Quốc đang đề nghị thảo luận dự thảo thứ hai trong thời gian tới. Dù vậy, hiện nay, không có quốc gia nào ủng hộ sáng kiến này.

Một đánh giá rộng rãi dựa trên các cuộc tranh luận về các vấn đề an ninh không gian cho thấy, COC có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần. Nếu không có các ràng buộc pháp lý về giám sát và thực thi các cơ chế, một số quốc gia đã lên tiếng cân nhắc COC.

An Bình

(Theo Diplomat)