Đằng sau thất bại của Nhật trong đề xuất "săn cá voi thương mại"

Thứ hai, 17/09/2018 12:33

Sau một tuần tranh luận sôi nổi, đề xuất hợp pháp hóa hoạt động đánh bắt cá voi của Nhật đã bị Ủy ban Săn bắt Cá voi Quốc tế bác bỏ.

Các nhà hoạt động phản đối săn bắt cá voi biểu tình trước hội nghị Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) ở Florianopolis, Brazil hôm 10-9. Ảnh: VOA

Căng thẳng đã tăng cao giữa Nhật và các quốc gia chống săn bắt cá voi khi hội nghị thường niên của Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) ở Brazil tổ chức bỏ phiếu một đề xuất do Tokyo đưa ra nhằm dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá voi trong nhiều thập kỷ qua.

Với 41 phiếu chống trong khi chỉ có 27 phiếu đồng ý, đoàn đại biểu gồm 70 thành viên của Nhật đã thất bại trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận năm 1986 quy định tạm dừng việc đánh bắt cá voi vì mục đích thương mại. Nhật lập luận rằng lệnh cấm của IWC là "phản tác dụng" trong việc quản lý toàn cầu về bảo tồn và quản lý tài nguyên cá voi khi các quần thể cá voi bị đe dọa đã hồi phục trở lại với số lượng đủ lớn để có thể săn bắt bền vững.

Trợ lý giám đốc Cơ quan thủy sản Nhật nhấn mạnh, Công ước quốc tế Quy định mục đích săn bắt cá voi được dự định là biện pháp tạm thời và đã đến lúc sửa đổi phán quyết dựa trên dữ liệu khoa học. Nhật đề xuất thành lập một ủy ban săn bắt bền vững, cho phép các quốc gia săn bắt những con cá voi khỏe mạnh trong giới hạn được đặt ra. Tokyo cho rằng, đẩy mạnh cải cách tổ chức của IWC nên theo hướng, "quản lý tài nguyên" bền vững hơn là tập trung vào việc bảo tồn "chủ quan". Quan điểm này gây ra sự phản đối dữ dội từ các nước chống săn bắt cá voi như Brazil, Australia và New Zealand, cho rằng, số lượng cá voi sẽ trở nên nguy cấp trở lại nếu lệnh cấm được dỡ bỏ và hoạt động đánh bắt cá voi thương mại có hiệu lực.

Mặc dù Nhật ký kết lệnh cấm đã tồn tại 32 năm qua của IWC, nhưng hiện tại nước này đang khai thác lỗ hổng "nghiên cứu khoa học", được hậu thuẫn bởi Iceland và Na Uy, tiếp tục săn bắt cá voi vì mục đích thương mại. Trong khi phái đoàn Nhật tuyên bố muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa bảo tồn và săn bắn bền vững, nhưng lại khẳng định rằng, Tokyo "chưa bao giờ coi trọng tầm quan trọng của việc bảo tồn" và yêu cầu công nhận về vai trò săn bắt cá voi có trong văn hóa truyền thống Nhật.

Đoàn đại biểu Australia đã chỉ trích nỗ lực của Nhật như là một "liên doanh kinh doanh công nghiệp", hoàn toàn khác với việc đánh bắt cá voi quy mô nhỏ. Canbera bác bỏ quan điểm săn bắt cá voi là một sản phẩm của văn hóa hiện đại của Tokyo sau Thế chiến II. Người đứng đầu phái đoàn Brazil cũng cho rằng, đánh bắt cá voi thương mại là một hoạt động kinh tế không cần thiết.

Với sự đột phá đáng kể trong kế hoạch khôi phục ngành công nghiệp săn cá voi địa phương, phái đoàn Nhật ám chỉ muốn rời khỏi IWC với tuyên bố "sẽ đánh giá lại vị trí của họ với tư cách là một thành viên của IWC". Bộ trưởng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật cho rằng, IWC là một tổ chức "không dung nạp" và "rối loạn chức năng" khi đã không tôn trọng sự đa dạng của ý kiến của tất cả các bên tham gia.

Trong khi đó, hôm 11-9, Nhật đã bỏ phiếu chống lại việc thành lập một khu bảo tồn cá voi ở Nam Đại Tây Dương, lập luận rằng không có chứng minh khoa học nào được đưa ra bởi các quốc gia chống săn bắt cá voi trong việc thành lập khu bảo tồn này. Tuy nhiên, các nhóm môi trường đã phản bác, cho rằng cá voi không phải là tài sản của một quốc gia riêng lẻ và đã nhiều lần rơi vào tình trạng tuyệt chủng, vì vậy các khu bảo tồn tạo ra cơ hội để khôi phục các quần thể cá voi.

AN BÌNH