Di sản bấp bênh
Vào ngày 20-11 tới, ông Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng nắm quyền lâu nhất ở Nhật Bản. Đó là một thành tựu đáng chú ý, nhưng điều đặc biệt đáng chú ý hơn nữa là việc Thủ tướng Abe có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản sau khi ông từ chức thủ tướng năm 2007 sau nhiệm kỳ 1 năm thảm khốc. Tuy nhiên, di sản của ông vẫn không chắc chắn.
Trong suốt sự nghiệp, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh sứ mệnh cá nhân - được thúc đẩy bởi ý tưởng của ông nội, Nobusuke Kishi - để tăng cường khả năng đối phó với những thách thức của thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Ông chưa bao giờ quan tâm đến quyền lực, mà là sử dụng nó để vượt qua các cuộc khủng hoảng lâu dài và xây dựng một Nhật Bản mạnh mẽ và thịnh vượng. Bất chấp tham vọng thay đổi của mình, di sản của Thủ tướng Abe, dường như là một câu chuyện cảnh báo về giới hạn lãnh đạo mạnh mẽ trong các nền dân chủ công nghiệp ở khắp mọi nơi - đặc biệt là đối mặt với các vấn đề dài hạn, sâu rộng.
Không phải là ông không thành công nhưng những thành tựu của ông không thể đo lường được tham vọng của vị chính trị gia này, ngay cả vị trí thủ tướng quyền lực và kéo dài nhất của Nhật Bản. Những lời buộc tội cho rằng, ông Abe độc tài thật sự là bị thổi phồng, nhưng không có gì nghi ngờ khi nói rằng, ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyền lực hơn so với bất kỳ người tiền nhiệm nào. Về mặt thể chế, ông là người thụ hưởng hơn 30 năm cải cách để tăng cường nắm quyền ở Nhật Bản. Ông Abe đã xây dựng những cải cách này sau khi nhậm chức bằng cách thành lập một hội đồng an ninh quốc gia và một văn phòng nhân sự nội các, trao cho thủ tướng quyền lực để lựa chọn các quan chức cấp cao nhất trong chính phủ. Về mặt chính trị, ông đã lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do đoàn kết và thậm chí có rất ít đối thủ có thể thách thức quyền lực của ông. Trong khi đó, vị thế của đảng Dân chủ lại đi xuống.
Ông Abe tự hào về kết quả tích cực của chính sách Abenomics - chương trình kinh tế ba mũi nhọn bao gồm nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, kích thích tài khóa và chiến lược phát triển các nguồn tăng trưởng dài hạn mới. Tuy nhiên, các chính sách này đã không làm thay đổi căn bản triển vọng của nhân khẩu học Nhật Bản, cũng như triển vọng kinh tế trong tương lai và đầu mối quốc tế. Theo đuổi tăng trưởng ngắn hạn cũng sẽ khiến những người kế nhiệm ông Abe gặp nhiều khó khăn. Trong khi Thủ tướng Abe đạt được một số chiến thắng chính trị quan trọng, ông đã phải vật lộn để vượt qua một số thử thách khó khăn nhất. Ông tránh xa việc đối đầu với các vấn đề chính trị, kinh tế, nhân khẩu học và quốc tế, điều cơ bản trong việc xác định sự giàu có, quyền lực và ảnh hưởng trong tương lai của Nhật Bản. Ông cũng khó có thể đạt được mục tiêu chính trị ấp ủ: sửa đổi hiến pháp sau chiến tranh Nhật Bản (để quân đội Nhật có thể tham chiến).
Rõ ràng, phong cách lãnh đạo đã giúp đảm bảo rằng ông Abe nắm quyền đủ lâu để thiết lập các kỷ lục sức bền mới, nhưng nó có thể không đủ để ngăn chặn sự suy giảm dài hạn của Nhật Bản tại một Châu Á đang thay đổi nhanh chóng.
THANH VĂN