Huawei - con bài mặc cả của ông Trump?

Thứ năm, 23/05/2019 12:05

Cho đến nay, nhiều người vẫn xem hành động của Mỹ chống lại gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc chỉ là một bước ngoặt khác trong cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn của Tổng thống Donald Trump. Điều đó có thể là suy nghĩ quá ngây thơ. Nhưng đó cũng là điều tốt, cho thấy, hy vọng của thế giới nhằm tránh một cuộc xung đột gây thiệt hại nhiều hơn.

Doanh số bên ngoài Trung Quốc chiếm gần 50% hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei trong quý 1-2019.  Ảnh: CNN

Tổng thống Donald Trump được cho là đang sử dụng Huawei như một con bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Washington có thể yêu cầu nhượng bộ chính trị từ Bắc Kinh để đổi lấy việc hạn chế kinh doanh của các Cty.

Những người lạc quan kỳ vọng ông Trump sẽ để Huawei thoát khỏi khó khăn sau khi sử dụng Cty như một con bài mặc cả nhằm siết chặt các nhượng bộ thương mại từ Bắc Kinh, giống như cách ông đã làm với nhà sản xuất điện tử nhỏ hơn của Trung Quốc ZTE hồi năm 2018.

Huawei chứ không phải ZTE

Mặc dù vậy, Huawei khác ZTE và được cho là khó có thể “bị vờn” theo cách đó. So với Huawei, ZTE phụ thuộc nhiều vào phần mềm, phần cứng và linh kiện của Mỹ hơn, do đó Cty nhỏ hơn này buộc phải ký vào một thỏa thuận với Mỹ, nơi họ phải trả 1 tỷ USD và ký quỹ 400 triệu USD để trang trải cho các vi phạm trong tương lai.  ZTE cũng bị buộc phải thay đổi đội ngũ điều hành và quản lý Cty và nằm dưới sự giám sát của một nhóm quản lý của Mỹ. Nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi cũng đã nói rõ họ sẽ không chấp nhận các quy định tương tự nếu được đề nghị thỏa thuận và cho rằng, điều này chỉ làm xấu đi hình ảnh của Mỹ.

Trên thực tế, Huawei không chờ đợi hai chính phủ thương lượng để giải quyết vấn đề. Tự họ đã tìm đường đi khi đã kiện chính phủ Mỹ vào tháng 3 nhằm giảm bớt ảnh hưởng trên toàn cầu.

“Gậy ông đập lưng ông”

Cho đến nay, nhiều người vẫn xem hành động của Mỹ chống lại gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc chỉ là bước ngoặt khác trong cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn của Tổng thống Trump. Điều đó có thể là suy nghĩ quá ngây thơ. Nhưng đó cũng là điều tốt, cho thấy hy vọng của thế giới nhằm tránh một cuộc xung đột gây thiệt hại nhiều hơn.

Còn nhớ, 1 năm trước, ông Trump đã viết trên Twitter rằng, ông đã can thiệp vào vụ việc của ZTE. Cty Trung Quốc đã bị tấn công với lệnh cấm mua các bộ phận của Mỹ không phải vì lo ngại an ninh hoặc chiến tranh thương mại, mà vì vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran và sau đó từ bỏ thỏa thuận với chính quyền Mỹ. Có một tiền đề pháp lý rõ ràng để trừng phạt ZTE, một điều không tồn tại đối với Huawei. Chính phủ Trung Quốc và ban quản lý Huawei, đánh giá cao sự khác biệt giữa 2 trường hợp. Điều này khiến Bắc Kinh cứng họng. Họ biết rằng, Tổng thống Trump sẵn sàng bắt giữ một trong những Cty quan trọng nhất của họ làm con tin, vì vậy, chính phủ và các Cty của Trung Quốc buộc phải chấp nhận sự thật rằng, họ phải có được sự độc lập về công nghệ.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới dành cho điện thoại thông minh, hầu hết tất cả đều sử dụng chip của Mỹ. Nước này cũng là nhà của các thương hiệu chiếm ít nhất 2/3 số lô hàng điện thoại toàn cầu. Hãy tưởng tượng một kịch bản trong đó 65% điện thoại trên thế giới không có một thành phần nào ở Mỹ. Ngay bây giờ, các Cty Mỹ có các nhà máy ở Trung Quốc, cung cấp thiết bị cho Huawei, có thể đang rất lo lắng. Họ sẽ buộc phải rời bỏ dây chuyền nhà máy và công nhân Trung Quốc mất việc. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với người Mỹ làm việc ở Trung Quốc.

Tác động đến việc làm là lý do để hy vọng các bên quay đầu lại trước khi quá muộn.  Một yếu tố chính trong quyết định tha cho ZTE là việc làm, theo chính tuyên bố của Trump vào thời điểm đó. Mối đe dọa đối với công việc của Mỹ là điều thậm chí quan trọng hơn. Ngoài ra, khả năng thị trường chứng khoán Mỹ nổi sóng là nguyên nhân khiến Nhà Trắng phải xem xét lại.

KHẢ ANH

Hai hãng viễn thông ở Nhật tạm ngừng bán điện thoại Huawei

Ngày 22-5, hai hãng viễn thông ở Nhật Bản cho biết sẽ tạm ngừng bán các điện thoại thông minh mới do Tập đoàn Huawei của Trung Quốc sản xuất.

Các hãng này gồm Tập đoàn KDDI đang quản lý dịch vụ điện thoại di động AU và Tập đoàn Softbank đang quản lý mạng viễn thông giá rẻ Y! Mobile. Thông báo trên được KDDI và Softbank đưa ra sau khi chính quyền Mỹ có quyết định liên quan tới việc các doanh nghiệp nước này bán linh kiện điện thoại cho Huawei.