IS và chính sách xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
(Cadn.com.vn) - Nếu Mỹ không có khả năng ngăn chặn đà chiến đấu của IS ở Trung Đông, điều này có ảnh hưởng đến chính sách xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương của Nhà Trắng?
Trục Châu Á-Thái Bình Dương là thay đổi địa chính trị quan trọng nhất trong chiến lược của Mỹ kể từ khi Nhà Trắng tuyên bố “cuộc chiến lâu dài” chống khủng bố sau ngày 11-9-2001. Tuy nhiên, dường như vũng lầy Trung Đông vẫn khiến Mỹ không thể rút chân đi nơi khác.
Diễn biến mới nhất là chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria. Khí thế ban đầu hừng hực nhưng giờ đây Lầu Năm Góc có vẻ đang trôi dạt, và phải chấp nhận sự thật đau đớn: lại một lần nữa sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông không có mục tiêu, chiến lược, hoặc đường đi rõ ràng.
Ngày càng có nhiều tranh luận về khả năng can thiệp trên bộ ở Iraq, Syria theo cách mà Washington đã làm ở khu vực trong hơn 2 thập kỷ qua. Điều này có liên quan gì đến chính sách trục Châu Á-Thái Bình Dương?
Nó minh họa một xu hướng chính sách đối ngoại lớn của Mỹ, khiến họ phải cân nhắc khả năng tái cân bằng hướng tới Châu Á. Chính sách đối ngoại của Mỹ dường như chỉ dành cho Trung Đông như chuyên gia Martin Indyk từng nói: “Hãy quên Châu Á đi. Đây là thời điểm để ông Obama đặt trọng tâm trở lại Trung Đông”.
Dù ông chủ Nhà Trắng tỏ thái độ né tránh Trung Đông nhưng sự thật thì sao? Ông không những bị hút vào Iraq mà cả Syria, theo giới quan sát nhận định là vũng lầy sâu hơn cả Afghanistan. Trong ngắn hạn, Mỹ liên tục bị cám dỗ để can thiệp vào Trung Đông. Nhưng họ đang không muốn thừa nhận sự thật này.
Trên bề mặt chính sách ngoại giao, trục Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có vẻ như là ý tưởng tuyệt vời. Và nếu Mỹ theo thế tục, duy lý, tiêu chí lợi ích quốc gia, đây sẽ thực sự là trục chính. Nhìn vào khu vực quốc tế, Châu Á đang phát triển và hơn so với những phần còn lại.
Dù khủng bố IS đang trở thành một mối đe dọa nguy hiểm đối với an ninh nước Mỹ và có nguy cơ xấu đi nếu Lầu Năm Góc không hành động liên tục ở Trung Đông; và Mỹ cần phải được di chuyển về phía năng lượng thay thế để có thể được ra khỏi vùng Vịnh, để chuyên tâm vào nơi khác.
Đó là Châu Á, nơi có các nền kinh tế đang phát triển nhanh và là bạn hàng lớn của Mỹ. Hàng triệu người Châu Á bổ sung vào lực lượng lao động toàn cầu giúp lạm phát toàn cầu giảm. Thị trường Châu Á hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn cho ngành công nghiệp Mỹ.
Lợi thế nữa của Châu Á là dân số đông và trải đều khắp. Một nửa dân số thế giới sống ở Nam, Đông Nam và Đông Bắc Á. Và không giống như nhiều người ở Trung Đông, Châu Phi, hoặc thậm chí Mỹ Latinh, những người Châu Á đóng vai trò chính trong nền kinh tế toàn cầu - như lao động chi phí thấp, tiết kiệm... Và đặc biệt, Mỹ cần đến Châu Á để kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, động thái sẽ có những tác động an ninh rất rõ ràng đối với Washington.
Thanh Văn