Làm gì để ngăn chặn Triều Tiên?
(Cadn.com.vn) - Giới phân tích cho rằng, chìa khóa để ngăn chặn Triều Tiên hiện nay là Mỹ-Hàn cần khiến Bình Nhưỡng phải lo lắng, tìm cách đối phó, chứ không phải là liên tiếp đưa ra những lời đe dọa như hiện nay.
Biết chấp nhận rủi ro
Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Triều Tiên có đủ khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa và bệ phóng tên lửa cơ động trên đường, và mở rộng kho vũ khí hạt nhân (VKHN) plutonium với đầu đạn uranium làm giàu ở cấp độ cao.
Sự thất bại của chính sách ngoại giao nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là liệu đến lúc phải lật ngược thế cờ hay chưa. Đã đến lúc Mỹ-Hàn, với sự hỗ trợ của nhiều nước khác, theo đuổi chiến lược phòng thủ chủ động, làm thay đổi lợi ích tính toán của Triều Tiên?
Trong ngắn hạn, các mối đe dọa của Bình Nhưỡng, nguy hiểm hơn nhiều hơn so với những cuộc đụng độ trên biển trong vùng biển Hoa Đông và biển Đông. Tuy nhiên, vì Triều Tiên đe dọa leo thang, nên Hàn và Mỹ không muốn chấp nhận rủi ro. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry hủy bỏ tấn công vào lò phản ứng Yongbyon năm 1994 bởi vì, như ông nói, ông đang tìm cách ngăn chặn cuộc chiến tranh nói chung chứ không phải là gây chiến.
Cần thiết phải thận trọng, nhưng liên minh Mỹ-Hàn cần chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong phương pháp tiếp cận với Triều Tiên. Lo ngại rủi ro khiến Triều Tiên càng tiến tới. Bình Nhưỡng sử dụng một loạt các vũ khí-từ các loại máy bay không người lái (UAV) và chiến tranh mạng cho đến các tàu ngầm mini và VKHN để chống lại khả năng tiên tiến của liên minh Mỹ-Hàn. Bình Nhưỡng luôn đe dọa sử dụng chúng.
Mỹ-Hàn cần tăng cường phòng thủ và khả năng răn đe. Ảnh: Diplomat |
Chủ động trong thế cờ
Mỹ-Hàn cần phản ứng ngày càng mạnh mẽ hơn trước thái độ khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Họ lên kế hoạch chống khiêu khích, diễn tập quân sự, triển khai và phòng thủ tên lửa. Đây là các bước quan trọng và hoàn toàn được chào đón. Nhưng tại một số điểm, liên minh cần phải hiểu rằng, Triều Tiên có khả năng đặt ra mối đe dọa mà liên minh không thể đủ khả năng để đối phó có hiệu quả 100%. Thay vì cố gắng chống lại từng mối đe dọa cụ thể, Seoul và Washington cần phải cân bằng sự răn đe bằng cách trừng phạt.
Một chiến lược phòng thủ chủ động như vậy có ít nhất 3 thành phần bảo vệ cần thiết. Đầu tiên là khả năng tình báo, giám sát và trinh sát mạng, có khả năng phát hiện sớm các tên lửa đạn đạo, cũng như tên lửa hành trình tầm thấp và UAV. Thứ hai là triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại, gồm các hệ thống phòng thủ tốt hơn (PAC-III) và phạm vi phòng thủ rộng hơn. Thứ ba, phải có một khả năng tấn công mạnh mẽ, thể hiện ở khả năng chiếm giữ các bệ phóng tên lửa trước khi chúng xảy ra. Mục đích là đặt ra mối đe dọa phủ đầu, buộc Bình Nhưỡng phải thận trọng hơn trước khi đe dọa biến quốc gia miền Nam thành biển lửa.
Bởi vì Bình Nhưỡng sẽ sớm phát triển tên lửa cơ động trên đường có khả năng bắn VKHN, sự phát triển của hệ thống EMP phi hạt nhân có khả năng vô hiệu hóa tên lửa trong khu vực 50 km2, cũng như sẽ thay đổi các tính toán của Triều Tiên.
Chúng ta hãy xem xét việc Triều Tiên triển khai 3 UAV tại Hàn Quốc gần đây, cho thấy, Bình Nhưỡng thiếu cách tiếp cận thông tin từ Hàn Quốc. Trên hết, Mỹ-Hàn có hai lợi thế rất lớn so với miền Bắc: kinh tế mạnh mẽ và nền công nghệ tiên tiến, trong khi Triều Tiên, là một xã hội khép kín thông tin và còn khá nghèo.
Ngoài đầu tư phòng thủ trực tiếp, sự cố UAV cho thấy, liên minh phải được tận dụng lớn hơn nhiều lợi thế thông tin của mình. Điểm mấu chốt là: ngoài việc củng cố răn đe với quốc phòng, liên minh Mỹ-Hàn có thể đạt đòn bẩy lớn hơn. Tức là, đã đến lúc cả hai phải khiến Triều Tiên lo sợ nỗ lực ngăn chặn họ chứ không phải là cách mà hai đồng minh này phải làm với Triều Tiên như hiện nay.
An Bình
(Theo Diplomat)