Lịch sử giáo dục - nguồn gốc xung đột Trung - Nhật

Thứ năm, 19/06/2014 09:36

(Cadn.com.vn) - Căng thẳng hiện nay giữa Trung - Nhật có nguồn gốc từ phương pháp tiếp cận giáo dục lịch sử khác nhau.

Trong khi người ta thường thảo luận về các vấn đề lịch sử trong quan hệ song phương Trung-Nhật, họ thường chỉ nhìn thấy lịch sử như là nền tảng cho căng thẳng hiện nay. Hầu hết mọi người tin rằng, sẽ mất thời gian dài để xem xét  bất kỳ kết quả nào từ những thay đổi trong câu chuyện lịch sử và giáo dục lịch sử.

Do đó, thật không thực tế khi nhắm vấn đề này như là một phần của giải pháp. Theo Diplomat, nguyên nhân quan trọng là phải giải thích được tại sao căng thẳng và thù địch giữa hai nước láng giềng Châu Á này kéo dài quá lâu. Nếu không giải quyết gốc rễ sâu xa của sự thù địch này, hai ông lớn Châu Á sẽ không thể xây dựng mối quan hệ bình thường.

Như một hiện tượng độc đáo của cuộc xung đột này, người dân hai nước có những khoảng trống lớn trong nhận thức về nhiều vấn đề. Cùng một sự kiện nhưng thường được mỗi bên giải thích hoàn toàn khác nhau.

Trung-Nhật đều xem mình là nạn nhân và bên kia là kẻ xâm lược. Những nhận thức khác nhau giữa hai nước láng giềng này có thể được giải thích như một cuộc đụng độ lịch sử - người dân của hai nước có thái độ và cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau đối với lịch sử. Một lý do quan trọng là người Trung Quốc thường kết nối các vấn đề hiện tại với bất bình lịch sử trong mối quan hệ với Nhật Bản.

Các sự kiện của ngày hôm nay kích hoạt bộ nhớ của người Trung Quốc về những cuộc chiến tranh mà nước này hứng chịu nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, nhiều người Nhật tin rằng, các cuộc chiến tranh trong quá khứ thuộc về tổ tiên của cả hai quốc gia và rằng mọi người hiện không nên xét nét theo lịch sử. Vì vậy, người Nhật tự nhiên không kết nối các vấn đề hiện tại với lịch sử.

Trên một mức độ sâu hơn, các giác quan khác nhau của lịch sử giữa hai bên là sản phẩm của hai cách tiếp cận rất khác nhau cùng với hệ thống giáo dục lịch sử. Chẳng hạn, trong lớp học ở Trung Quốc, chương trình giảng dạy quá nặng nề với những nội dung về các kinh nghiệm đau thương từ Chiến tranh Thuốc phiện đầu tiên (1839-1842) đến việc kết thúc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai vào năm 1945.

Và chúng ta có thể hiểu tại sao gần 70 năm sau khi kết thúc cuộc xung đột, những bóng ma chiến tranh vẫn còn ám ảnh mối quan hệ Trung-Nhật. Đối với thế hệ hiện nay ở Trung Quốc, cuộc chiến Trung-Nhật chưa bao giờ kết thúc.

Vì thế, thái độ đối với Nhật Bản có thể dễ dàng bị “kích động” bởi những hành vi mà họ cho là “hung hăng” như việc Tokyo quốc hữu hóa một số đảo ở quần đảo Senkaku\Điếu Ngư tranh chấp và chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến đền chiến tranh Yasukuni.

Tuy nhiên, tại Nhật Bản, giáo dục lịch sử có rất ít thông tin về Thế chiến II, do đó, các thế hệ trẻ không biết nhiều về cuộc chiến này. Nhật muốn chôn vùi nó vì họ đã sai ở cuộc chiến này nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Người Nhật thật sự muốn quên đi quá khứ đau thương để cùng tiến lên phía trước.

Đối với người dân Trung Quốc và Nhật Bản, cuộc chiến tranh tàn bạo và một phần lịch sử để lại nhiều biểu tượng nhạy cảm giữa hai nước. Các biểu tượng này có thể được “kích hoạt” cố ý hoặc vô ý, và có thể gây ra căng thẳng hoặc thậm chí xung đột giữa hai nước.

Điều này là nguyên nhân cơ bản tại sao mối quan hệ song phương luôn luôn mong manh và nguy hiểm. Thật vậy, vấn đề lịch sử và cách giải thích quá khứ là rào cản lớn đối với sự hòa giải thực sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á này.

Thanh Văn