Món quà tri ân
(Cadn.com.vn) - Cuối cùng, cuốn hồi ký Quách Tử Hấp–lên đàng, hành trình vạn dặm đã được nhà báo Nguyễn Hữu Đổng kịp thời cho ra mắt vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch vượt Sông Tiên giải phóng Sơn– Cẩm – Hà (25-9-2012). Đây là món quà tri ân đối với Đại tá Quách Tử Hấp, bởi ông là người trực tiếp tham gia các chiến dịch Vượt sông Tranh (10-1961), Vượt sông Tiên (9-1962) giải phóng Sơn-Cẩm-Hà, mở ra bàn đạp tiến về đồng bằng Quảng Nam của đoàn quân Giải phóng. Còn nhớ, vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch Vượt Sông Tranh, ông về dự và phát biểu: “Tôi có hẹn với bà con Tiên Phước là kỷ niệm 55 năm chiến dịch Vượt sông Tranh sẽ trở về. Mà có về được không, lúc đó tôi đã ở tuổi 92, biết còn sống không?”.
Đại tá Quách Tử Hấp sinh ngày 22-8-1925 tại thôn Hà Dục Tây, xã Đại Lãnh, H. Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nông dân yêu nước, mới 12 tuổi ông tham gia cảnh giới, bảo vệ cuộc vận động bầu cử Phan Thanh và Đặng Thai Mai vào Viện Dân biểu Trung Kỳ tại Đại Lộc. Tháng 8-1945, ông gia nhập quân đội. Tháng 12-1946, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân Quảng Ngãi, ông được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng Đại đội Quyết tử Quân (51A) khu 5 và được kết nạp Đảng tháng 7-1947. 45 năm bền bỉ hành quân và đánh giặc, ông từng giữ chức Tỉnh đội trưởng đầu tiên của Tỉnh đội Quảng Nam, Tỉnh đội trưởng tỉnh Phú Khánh sau 30-4-1975, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Mặt trận 579... Năm 1988 ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.
![]() |
Đại tá Quách Tử Hấp (trái) chụp hình với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bên chiếc xe đạp cùng ông hành trình vạn dặm. |
Là người vinh dự được ông nhờ ghi chép “chuyện đời mình”–cách nói vui của Đại tá Quánh tử Hấp, nhà báo Nguyễn Hữu Đổng rất quý trọng và thân mật gọi ông là “bố”. Đại tá Quách Tử Hấp thường nói đùa rằng sẽ chỉ “ra đi” khi hoàn thành cuốn hồi ký để tri ân đồng đội, quê hương, những người dân bình thường đã nuôi dưỡng, chở che ông trong chiến tranh. Nhưng khi cuốn sách chưa kịp ra mắt thì ông đã đột ngột ra đi. “Cuốn sách đời bố” (lời tác giả) còn dở dang những trang cuối cùng, lặng lẽ, thấm đầy nước mắt.
Nhà báo Nguyễn Hữu Đổng tâm sự: “Năm 2011, có dịp diện kiến, nghe ông kể, tôi trầm trồ thán phục trước việc ông làm là thực hiện cuộc hành trình đi thăm những chiến tích, di tích lịch sử-văn hóa qua ba nước Đông Dương bằng xe đạp và tự túc mọi thứ... Cuối cùng cụ đã nhờ tôi giúp đỡ để ghi chép lại câu chuyện đời mình. Tháng 10 năm đó bắt đầu triển khai, dự kiến sẽ hoàn thành vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
![]() |
Bìa tập sách |
Trong lời tựa tập hồi ký, ông viết: “...viết hồi ký này, tôi chỉ mong cho con cháu đời sau biết được rằng ông nó đã gắng sức làm tròn trách nhiệm của một người Việt
Cuốn hồi ký rất ít những chiến công được kể bằng số liệu, những chiến tích đầy máu, mà chủ yếu là khắc họa tâm hồn con người trong những cuộc chiến ngót nửa thế kỷ đau thương của dân tộc. Dĩ nhiên vẻ đẹp cuối cùng hiện lên là cốt cách của con người Việt
Trải lòng với cuốn sách, bạn đọc sẽ gặp được những tâm tình xúc động của Đại tá Quách Tử Hấp, nhất là những trang về thời tuổi trẻ cùng anh hùng Ngô Mây và những người lính quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đó cũng là đoạn đời mà ông có nhiều điều tâm đắc nhất, nhớ thương nhất. Trong suốt cuộc hành trình vạn dặm, dấu chân ông đã đạp lên mọi chông gai trên khắp các chiến trường từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Sài Gòn, Quảng Nam – Đà Nẵng đến đất bạn Lào - Campuchia. Trên quê hương đất Quảng, Quách Tử Hấp từng trải qua những năm tháng chiến đấu bên các nhân vật đã đi vào lịch sử như Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Nguyễn Chơn...
Trên hành trình vạn dặm ấy, ông được chứng chiến nhiều sự kiện lịch sử, gặp gỡ nhiều con người kiệt xuất. Đặc biệt, khi về hưu, ông thực hiện lời hứa tự thân sẽ đi bằng xe đạp thăm hết các di tích lịch sử, văn hóa, ở khắp miền quê đất nước, thăm lại những đồng đội, bà con, bạn bè còn sống hay đã mất, tạ ơn nghĩa tình các gia đình chính sách và đồng bào trên những vùng đất đã gắn bó với ông trong một đời binh nghiệp. Cuộc hành trình của ông đã diễn ra từ 1998 – 2005, với 60 chuyến đi trong nước, 2 chuyến qua đất bạn Lào và Campuchia trong vòng 17 năm.
Người ra đi mà sách còn ở lại. Khép lại trang đời để mở ra những chương đời mới...
Lê Năng Đông