Nhìn lại đô thị hóa ở Châu Á
(Cadn.com.vn) - Đô thị hóa tại Châu Á phát triển mạnh trong thập niên đầu của thế kỷ XXI với gần 200 triệu người di chuyển đến các thành phố lớn. Tuy nhiên, thực ra, quá trình này chỉ mới bắt đầu.
Theo báo cáo công bố hồi cuối tháng 1 của Ngân hàng Thế giới (WB), số dân di cư đến các thành phố của Đông Á tương đương với nước lớn thứ 6 thế giới.
Chỉ mới bắt đầu
Điều quan trọng cho tiềm năng kinh tế khu vực là tỷ lệ cư dân đô thị chỉ tăng nhẹ, từ 29% lên 36% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, tiềm năng "sẽ có thêm nhiều thập kỷ tăng trưởng đô thị trong tương lai", thúc đẩy tăng trưởng liên tục của các tầng lớp trung lưu mới nổi của Châu Á do "liên kết trực tiếp giữa đô thị hóa và tăng thu nhập".
Hiện, tổng dân số đô thị của Đông Á tăng từ 579 triệu người năm 2000 lên 778 triệu năm 2010, nhiều hơn 2 lần so với quốc gia thứ hai Châu Âu. Theo báo cáo, phải mất hơn 50 năm, Châu Âu mới có cùng số người trở thành cư dân đô thị hóa. Điều này cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của Châu Á. Các thành phố trong khu vực cũng đông dân hơn, tăng từ 5.400 lên 5.800 người/km2 vào năm 2010, dẫn đầu Hồng Kông với 32.000 người/km2.
Nhìn chung, mật độ dân số Đông Á gấp hơn 1,5 lần mức trung bình của khu vực đô thị trên thế giới và hơn 50 lần so với mật độ trung bình của Mỹ. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dù số lượng người sống trong cảnh nghèo đói trong khu vực giảm một nửa và thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 6% trong giai đoạn 1990-2010, các nền kinh tế lớn cho thấy "khoảng cách ngày càng rộng giữa người giàu và người nghèo".
Tokyo "an toàn nhất thế giới"
Đô thị hóa nhanh chóng ở Châu Á cũng dẫn đến việc an toàn công cộng được cải thiện, mà tờ Economist cho rằng, đó là "mối quan hệ mật thiết giữa sự giàu có và phát triển kinh tế".
Trong bảng xếp hạng các thành phố an toàn nhất năm 2015, Economist cho rằng, Tokyo là thành phố đông dân nhất nhưng cũng là thành phố an toàn nhất, tiếp theo là Singapore và Osaka. Thủ đô Nhật Bản xếp hạng cao nhất trong hạng mục an ninh kỹ thuật số, và nằm trong top 5 hạng mục an toàn cá nhân và cơ sở hạ tầng, dù phải thường xuyên gánh chịu động đất và có số dân đô thị lớn nhất thế giới.
Các thành phố Sydney và Melbourne của Australia cũng được xếp hạng cao, (thứ 6 và thứ 9), trong khi Hồng Kông và Đài Loan xếp hạng thứ 11 trong số 13 thành phố khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
An Bình
(Theo Diplomat)