Thomas Piketty và Châu Á

Thứ bảy, 02/08/2014 07:20

(Cadn.com.vn) - Phương Tây đang say mê với cuốn sách bán chạy nhất thế giới của Thomas Piketty, nhưng tác phẩm mang tựa đề "Capital in the Twenty-First Century" (Tư bản trong thế kỷ XXI) của tác giả đang lên này có vẻ chưa thể thuyết phục Châu Á.

"Ngôi sao mới" trong giới kinh tế học

Ở phương Tây, cái tên Thomas Piketty nổi như cồn trong giới kinh tế học, không thua gì những ngôi sao danh tiếng của Hollywood.

Tất cả là nhờ cuốn sách "Capital in the Twenty-First Century", vốn lọt vào danh sách "những sách bán chạy nhất" của tờ New York Times. Vinh dự thật sự khi đây là lần đầu tiên một cuốn sách do Harvard xuất bản làm được như vậy.

Giới phân tích kinh tế cho rằng, cuốn sách của Piketty giúp thay đổi cả cách suy nghĩ về xã hội và nghiên cứu kinh tế học. Nhiều người tôn vinh Piketty vì ông giúp "chỉ rõ sai lầm của chủ nghĩa tư bản". Cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đồng ý với Piketty rằng, "sự bất bình đẳng là mồ chôn dân chủ".

Thomas Piketty sinh năm 1972 tại Pháp. Năm 1994, khi mới 22 tuổi, Piketty có bằng tiến sĩ kinh tế và được nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ mời về giảng dạy. Tuy nhiên, ông chỉ ở lại Mỹ trong 2 năm rồi về Pháp và dành trọn thời gian nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng tại hàng chục quốc gia trên thế giới.

Và ông thành công với "Capital in the Twenty-First Century".

Nhà kinh tế học Thomas Piketty.

Tại sao người giàu càng giàu

Đã có hàng ngàn cuốn sách viết về sự bất bình đẳng này. Nhưng chỉ có Thomas mới thật sự khiến Mỹ và Châu Âu choáng váng với những phân tích sâu sắc ở các nước đang phát triển.

Đối với độc giả tầng lớp trung lưu ở phương Tây, vốn chịu ảnh hưởng của phong trào "Chiếm phố Wall" và những hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu, luận án về sự giàu có tương đương như 100 năm trước đây rõ ràng chạm vào bộ não của họ. Tuy nhiên, ít người chú ý đến những câu chuyện được kể qua các dữ liệu khác trong cuốn sách của Piketty.

Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở Châu Á, có thực sự giảm khoảng cách bất bình đẳng khi so sánh với các nước phát triển?. "Bất kể giải pháp nào được sử dụng, thế giới dường như rõ ràng bước vào giai đoạn trong đó các nước giàu và nghèo đang hội tụ về thu nhập", Piketty viết trong chương đầu tiên.

Giảm khoảng cách giàu nghèo chủ yếu nhờ kết quả tăng trưởng kinh tế tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Theo nghiên cứu do Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) công bố, khoảng cách GDP/đầu người Bắc-Nam giảm 28% từ năm 1990-2009 (hoặc 58% nếu chỉ tính Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil).

Một lần nữa, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ví dụ tốt nhất cho nỗ lực giảm bất bình đẳng. Một trong những khía cạnh phân tích hấp dẫn của Piketty là vậy, ngoại trừ Mỹ - một trong những quốc gia giàu có bất bình đẳng thu nhập tương tự như các nước đang phát triển.

Không vì thế mà từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Barack Obama đánh dấu sự bất bình đẳng ngày càng tăng là "thách thức xác định thời gian của chúng tôi", một tuyên bố lặp đi lặp lại của nhà kinh tế Thomas Piketty.

Thanh Văn
(Theo Diplomat)