Ì ạch như quy hoạch… làng nghề

Thứ sáu, 23/08/2024 10:50

- Làng nghề nào vậy Tư Quảng Nam?

Phần lớn diện tích cụm làng nghề Đông Khương vẫn đang bỏ hoang.
Phần lớn diện tích cụm làng nghề Đông Khương vẫn đang bỏ hoang.

- Là cụm làng nghề Đông Khương tại P. Điện Phương (TX Điện Bàn, Quảng Nam) đó NXD.

- “Treo” bao lâu rồi?

- Từ tháng 10-2009, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) và quy định quản lý xây dựng Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đông Khương gắn với phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư 38 tỷ đồng. Cụm làng nghề Đông Khương có diện tích quy hoạch 72.240m2 dành cho các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, như: đúc đồng Phước Kiều, chạm khắc gỗ mỹ nghệ, chiếu chẽ Triêm Tây, gốm Lê Đức Hạ… Đến nay, gần tròn 15 năm nhưng cụm làng nghề Đông Khương chỉ có vài tuyến giao thông được xây dựng cùng 2 cơ sở nghề hoạt động tại khu đây với diện tích chưa đến 1 ha, phần còn lại để cây dại mọc um tùm.

- Vì sao ì ạch như vậy?

- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là công tác giải phóng, thi công mặt bằng. Theo quy định, các hộ có nhu cầu di dời cơ sở sản xuất vào cụm làng nghề phải chịu một phần chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp, đầu tư cơ sở… quá cao so với tiềm lực tài chính của người làm nghề truyền thống cùng yếu tố bảo tồn di sản vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức. Vì thế, các hộ sản xuất, kinh doanh các ngành nghề truyền thống chẳng mấy “mặn mà” với chuyện di dời vào cụm làng nghề Đông Khương. Ngoài ra, theo quy định của Luật Đất đai mới, các cơ sở sản xuất muốn vào cụm làng nghề phải thực hiện việc đấu giá, trả tiền thuê đất với giá mới…

- Chính quyền địa phương không có giải pháp nào sao?

- Trước thực tế đó, UBND TX Điện Bàn có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người làm nghề truyền thống tại địa phương tiếp cận vay vốn với lãi suất thấp, cũng như kêu gọi những người làm nghề truyền thống ở những nơi khác đầu tư vào cụm làng nghề Đông Khương. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhà đầu tư nào “mặn mà” với dự án nêu trên.

- NXD hy vọng, chính quyền tỉnh Quảng Nam sớm có cơ chế ưu đãi riêng nhằm tạo điều kiện cho những người làm nghề truyền thống để cụm làng nghề Đông Khương phát huy hết những giá trị về kinh tế, văn hóa như mục tiêu dự án đã đề ra.

N.X.D

Đổi đời cho đá “mồ côi”

Từ tỉnh lộ 74 dọc lên vùng gò đồi, bazan phía tây huyện Gio Linh (Quảng Trị) là đi qua bạt ngàn rừng cao su, tiêu, keo tràm, ruộng nước và hoa màu xanh mướt của các địa danh Gio Châu, Gio Hòa, Linh Hải, Gio Sơn. Từ năm 2020, xã Gio Hòa đã được sáp nhập vào xã Gio Sơn, và sắp tới xã Linh Hải cũng sắp xếp, sáp nhập...

Phát triển ẩm thực thành sản phẩm du lịch đặc sắc của TP Đà Nẵng

Sáng ngày 20-4, tại Nhà của Gió Coffee & More, 99 Xuân Thuỷ, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Hiệp hội văn hóa ẩm thực Đà Nẵng phối hợp với Hội sự kiện thành phố Đà Nẵng cùng với các doanh nghiệp liên quan đến ngành thực phẩm và ẩm thực tổ chức Lễ hội ẩm thực với chủ đề “Mặn mà Đà Nẵng”.

Nghệ An - trăn trở nghề đóng thuyền tôn

Xã Hưng Thịnh, H.Hưng Nguyên (Nghệ An) vốn nổi tiếng với nghề làm thuyền tôn. Sản phẩm ở đây được khách hàng trong, ngoài tỉnh biết đến bởi thuyền tôn rất hữu dụng đối với người dân trong mùa mưa lũ. Thế nhưng, niềm trăn trở nhất của người dân là việc lưu giữ nghề đóng thuyền tôn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức…