Khi quyền lực Mỹ bị lung lay

Thứ sáu, 24/07/2015 09:39

(Cadn.com.vn) - Đứng trên một khu phố ở Washington vào đầu của thiên niên kỷ mới, không thể không bị ấn tượng bởi sức mạnh của nước Mỹ và tính ưu việt toàn cầu. Tuy nhiên, mọi thứ đang dần bị mất đi.

Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh giúp Mỹ trở thành bá chủ trong thế giới đơn cực. Người ta không có gì tranh cãi khi thế kỷ XX được mệnh danh là “Thế kỷ Mỹ” - thuật ngữ lần đầu tiên được đặt ra vào đầu những   năm 1940.

Thời điểm đó, ngay cả pháo hoa năm mới chiếu sáng Đài tưởng niệm Washington trông giống như con số khổng lồ, dự báo tối cao về khả năng Mỹ trở thành siêu cường duy nhất của thế giới. Trong 15 năm qua, vận may của Mỹ thay đổi với tốc độ chóng mặt. Đầu tiên là chấn động: sự phá sản dot-com - còn được gọi là “bong bóng internet” - và cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào năm 2000 (có nghi ngờ sai lệch của máy kiểm phiếu trong cuộc đua giữa vị phó tướng của Tổng thống mãn nhiệm Bill Clinton, Phó Tổng thống Al Gore và ứng cử viên Cộng hòa George.W.Bush (Bush con). Sau đó là đến vụ khủng bố kinh hoàng: hủy diệt của tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới và một góc Lầu Năm Góc vào năm 2001 và cuối cùng là sự sụp đổ của “đế chế” Lehman Brothers vào năm 2008.

Cuộc chiến kéo dài tại Afghanistan và Iraq bắt Mỹ phải trả một giá quá đắt - 6.852 nhân viên quân sự Mỹ thiệt mạng - chưa kể đến chi phí tài chính rất lớn, ước tính 6.000 tỷ USD. Trung tâm giam giữ tại Vịnh Guantanamo làm xói mòn những lý tưởng của Mỹ, cũng như vụ bê bối gián điệp của Cơ quan tình báo liên bang (NSA) khiến hình ảnh Mỹ bị bóp méo. Cựu Tổng thống G.W.Bush, được nhiều người đánh giá là quá hăm hở cho các dự án quân sự của Mỹ mà không xem xét đầy đủ những hậu quả lâu dài. Tổng thống Barack Obama, người vốn lần đầu tiên ra vận động tranh cử trong năm 2008 là đại diện cho lý tưởng không ưa chuộng chiến tranh nhưng bị chỉ trích không có chiến lược chống khủng bố rõ ràng.

Dưới thời cả hai tổng thống - một sự bốc đồng đơn phương và một nội dung đa phương - khiến vị thế toàn cầu của Mỹ dần lung lay.

Mất đi yếu tố sợ hãi

Các cuộc thăm dò dư luận thường xuyên cho thấy, người Mỹ nhận ra rằng, vị thế quốc tế của nước họ đã suy yếu.

Trong số những người trẻ, niềm tin này càng giảm mạnh. Chỉ có 15% 18-29 tuổi tin rằng, Mỹ là “quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới”, theo Pew, giảm từ 27% vào năm 2011. Không còn nhiều “cảm giác ngon miệng” khi cho rằng, Mỹ đóng vai trò lâu dài trong vị thế cảnh sát toàn cầu, ngay cả khi đối mặt với sự gia tăng của nhóm tự xưng Hồi giáo cực đoan IS. Người Mỹ ngày càng nghĩ rằng, các nước khác nên chia sẻ gánh nặng về chi phí, nhân lực và tài chính. Tổng thống Obama, trong khi tiếp tục kêu la về cái gọi là “ngoại lệ Mỹ”, bằng cách thừa nhận những giới hạn của quyền lực Mỹ. Kết quả là, Mỹ không còn nên quan tâm đến vị thế lãnh đạo trong một thế giới ngày càng lộn xộn.

Tuy nhiên, một trong những lý do khiến thế giới trở nên mất trật tự là vì nước Mỹ không còn hoạt động tích cực trong việc áp đặt trật tự. Trong suốt thế kỷ này, Washington đã làm mất đi “yếu tố sợ hãi” của mình.

Phớt lờ Nhà Trắng

Các nhà lãnh đạo thế giới ngày nay dường như luôn sẵn sàng kích động sự giận dữ của Nhà Trắng, tin tưởng rằng, Washington sẽ không bao giờ “trút cơn giận” vào họ.

Điều này giải thích tại sao Tổng thống Syria Bashar al-Assad, sau khi giải thoát vũ khí hóa học chống lại người dân, tiếp tục bắn phá họ bằng bom chùm. Tại sao Tổng thống Vladimir Putin trở nên mạnh mẽ và quyền lực hơn và tại sao Nga cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho người tố giác NSA, Edward Snowden. Và tại sao Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẵn sàng thách thức Nhà Trắng khi chấp nhận lời mời từ các nhà lãnh đạo Quốc hội của đảng Cộng hòa đến phát biểu tại Đồi Capitol, động thái vốn khiến Tổng thống Obama rất tức giận. Xem ra, các nước đang ngày càng coi thường các cảnh báo từ Nhà Trắng.

Bàn tay yếu ớt

Sự miễn cưỡng của Mỹ trong việc khởi động các hành động quân sự mới, chẳng hạn như ở Syria hay Libya... cũng có ý nghĩa lớn đối với thành công trên bàn đàm phán hạt nhân Iran.

Giới phân tích cho rằng, Tehran vin vào đây để đòi hỏi Washington có những nhượng bộ đáng chú ý. Bàn tay Iran mạnh mẽ hơn vì nó biết rằng nước Mỹ “có những gì” mà theo chuyên gia Thomas Friedman thì đây là “một bao da trống rỗng”.      

Trong những tháng gần đây, hai đồng minh thân cận của Mỹ - Anh và Australia - thách thức chính quyền Obama bằng cách tham gia vào Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng. Bằng cách đăng ký tham gia AIIB, họ ủng hộ nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thiết lập các đối thủ về tài chính với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vốn do Mỹ thống trị.

Giới phân tích cho rằng, vị thế của Mỹ trên trường thế giới đã lung lay song vẫn có thể duy trì thế ưu việt trong ít nhất 20 năm nữa. Ảnh: Reuters

Những tuyên bố không rõ ràng

Bằng cách tìm kiếm các mối quan hệ thương mại và ngoại giao với Trung Quốc, Anh và Australia cũng được “bảo hiểm rủi ro”. Họ nghi ngờ Mỹ sẽ không phải là ưu thế sức mạnh quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương vô thời hạn, cũng không còn là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Các đồng minh khác của Mỹ phàn nàn rằng, các “yếu tố tin cậy” cũng biến mất. Israel cảm thấy bị bỏ rơi khi chính quyền Obama nỗ lực trong thỏa thuận hạt nhân với Iran. Mối quan hệ giữa Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Barack Obama đang bị đầu độc.

Giống như Tel Aviv, Saudi Arabia tức giận và lo ngại thỏa thuận hạt nhân với Iran. Riyadh cũng biết rằng, nước Mỹ không còn quá phụ thuộc vào dầu mỏ của mình, vốn là nền tảng của mối quan hệ song phương kể từ khi kết thúc Thế Chiến II. Trong khi đó, Ai Cập từng rất giận dữ vào năm 2012 khi ông Obama cho biết, Cairo không phải là đồng minh cũng không phải là kẻ thù của Washington. Sau đó, Bộ Ngoại giao ban hành điều chỉnh “đáng xấu hổ” khi tuyên bố Cairo là một “đồng minh quan trọng trong khối không NATO”.

Nội bộ lủng củng

Nhận ra Mỹ không còn mặn mà ở Trung Đông, Saudi Arabia vì thế có hành động quân sự của riêng mình ở Yemen, chống các phiến quân Houthi. Mối quan hệ giữa Riyadh và Moscow cũng cho thấy nhiều dấu hiệu ấm dần lên. Ai Cập cũng tự phát động các cuộc không kích chống lại Nhà nước Hồi giáo IS ở Libya.

Và không còn nghi ngờ gì nữa, vị thế của Mỹ ở Trung Đông đã suy yếu, cùng với khả năng định hình các sự kiện ở đây. Chủ tịch Quốc hội John Boehner đã mời Thủ tướng Israel Netanyahu đến Mỹ và có bài phát biểu gây nhiều tranh cãi tại một phiên họp Quốc hội Mỹ, động thái khiến Nhà Trắng tức giận.

Phe Dân chủ với sự dè dặt về thương mại tự do cố gắng phá hoại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - thỏa thuận thương mại lớn nhất sau Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Phe đối lập trong Quốc hội mạnh mẽ phản đối một trong những di sản lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, tái lập quan hệ với Cuba, thỏa thuận hạt nhân Iran. Vậy các nước nên lắng nghe Nhà Trắng hay Quốc hội?

Chờ...  20 năm nữa

Kể từ năm 1872, Mỹ tự hào là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng giờ đây, IMF ước tính, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa vượt Mỹ.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu nói kinh tế sụt giảm có thể thu hẹp tầm ảnh hưởng của nước này. Chi tiêu quân sự của Mỹ tiếp tục khiến các đối thủ há hốc miệng. Cho đến năm ngoái, con số này lên tới hơn 10 quốc gia kế tiếp cộng lại.

Trong năm 2014, Mỹ chi 731 tỷ USD, so với con số 143 tỷ USD của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ đang đấu tranh với sự nổi lên của phần còn lại của thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Đức và Nga – Washington vẫn không bị lép vế trước các đối thủ mới nổi này. Thật vậy, có những nhà tư tưởng chính sách ngoại giao ở đây những người dự đoán rằng, Mỹ sẽ duy trì thế ưu việt của nó trong ít nhất 20 năm nữa.

Khả Anh

(Theo BBC)