Đam mê và đa tài

Thứ sáu, 21/06/2024 10:21

70 tuổi đời, 50 năm làm “Phu chữ”, Huỳnh Dũng Nhân tự hào đã SỐNG rất xứng đáng trong cuộc đời vốn rất ngắn ngủi này. Huỳnh Dũng Nhân ĐAM MÊ & ĐA TÀI. Anh làm việc không ngừng nghỉ. Mấy năm trước anh bị tai biến trong một chuyến đi trải nghiệm lên vùng cao nguyên đá Hà Giang - cột cờ Lũng Cú, Đồng văn, Mèo Vạc, Vị Xuyên. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp cứ nghĩ là anh đã bị bệnh tật đánh gục, bao công việc dang dở có khi phải gác lại. Vậy mà, anh đã đứng vững, tiếp tục đi và viết - vẽ. Ngọn lửa đam mê say đắm của anh như tuổi thanh xuân. Sức bật tuổi trẻ trỗi dậy, nể phục lòng đam mê, nghị lực và sức trẻ nghề nghiệp của Huỳnh Dũng Nhân. Con chữ tuôn chảy dào dạt. Những bức tranh cổ động và ký họa chân dung của Huỳnh Dũng Nhân lần lượt trình làng, 2 năm tổ chức liền 3 cuộc triển lãm.

Từ trái qua: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà báo Lưu Quang Định, nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân với một thời rong ruổi.

Huỳnh Dũng Nhân đa tài, mẫn tuệ, sắc sảo đến lạ. Anh là nhà báo đích thực, viết được nhiều thể loại, nổi bật nhất là phóng sự, một cây bút phóng sự đáng nể đứng tốp đầu trong làng báo Việt Nam đương đại. Huỳnh Dũng Nhân không chỉ là nhà báo mà anh còn là nhà thơ, nhà văn. Với anh, báo - thơ - văn quyện vào nhau bền chặt, hình thành bút pháp của riêng mình, cây bút họ Huỳnh gốc Bến Tre, quê hương cụ Đồ Chiểu “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Thơ của Huỳnh Dũng Nhân mượt mà, mang đậm hơi thở cuộc sống. Truyện ngắn của Huỳnh Dũng Nhân dung dị, đời thường mà không kém phần lãng mạn, lôi cuốn, được các nhà xuất bản uy tín lan tỏa rộng rãi.

Huỳnh Dũng Nhân đội mũ rơm tới trường, tuổi thơ gắn với văn hóa Tràng An - Hà Nội, những năm tháng cả dân tộc ra trận đánh giặc cứu nước. Lúc trưởng thành anh gắn với đất Sài Gòn sôi động, đổi mới. Cuộc đời “Phu chữ” của Huỳnh Dũng Nhân có cái nền vốn sống đó mà thăng hoa. Nhà báo, nhà văn họ Huỳnh còn là họa sĩ, cây cọ có bản sắc. Anh học vẽ từ bé, lớp năng khiếu trường Nghệ thuật Hà Nội. Ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ thi ca, quyện vào ngôn ngữ hội họa. Anh có cả ngàn ký họa chân dung chính khách, đồng nghiệp, nét vẽ tài tình, rất có hồn, không trộn lẫn.

Chia sẻ trên trang cá nhân.

Huỳnh Dũng Nhân có năng khiếu bẩm sinh. Và may mắn, anh sinh thành trong một gia đình có truyền thống báo chí, văn chương, 3 thế hệ có 9 người làm báo. Thân phụ anh là nhà báo lão luyện Huỳnh Hùng Lý làm việc cho tờ báo đứng vị trí top đầu - báo Nhân Dân. Năng khiếu và được thừa hưởng truyền thống gia đình, nhưng nếu không đam mê, không trách nhiệm, không hết mình trên cánh đồng chữ nghĩa, cánh đồng hội họa thì gia sản sự nghiệp vẫn là một chữ O tròn!

Nửa thế kỷ “Phu chữ” gia tài của Huỳnh Dũng Nhân để lại không hề nhỏ cả về báo chí và văn chương, hội họa. Huỳnh Dũng Nhân còn là người truyền lửa nghề, giảng viên báo chí tận tụy, phong cách riêng. Những buổi lên lớp, các cuộc nói chuyện về nghề của anh thu hút sự trân trọng và lắng nghe của các thế hệ sinh viên báo chí, các đồng nghiệp trẻ đang hành nghề. Huỳnh Dũng Nhân sống và làm nghề tử tế, nghĩa tình, sân si, cho nhiều hơn nhận.

Từ trái qua: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà báo Lưu Quang Định, nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Đồng nghiệp, bạn bè và các thế hệ học trò được Huỳnh Dũng Nhân truyền lửa nghề luôn cảm phục và tự hào về anh - Nhà báo, nhà văn Huỳnh Dũng Nhân yêu quý!

Ngày 25-1-2024
PHẠM QUỐC TOÀN

(Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam)

“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”

Chắc ai lớn lên cũng biết câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” này. Tức là phép tắc, tức là đạo lý, tức là cách cư xử khi ăn uống, đứng ngồi nơi đông người. Ăn thì phải mời, nhỏ thì ăn sau người lớn, có miếng ngon nên nhường nhịn người khác, thấy nồi cơm vơi hay đầy thì liệu chừng mà xúc cơm ít hay nhiều, liệu cơm mà gắp mắm.

Ngũ nhân nhất diện - Huỳnh Dũng Nhân

Cái đầu đề này là tôi nghịch chữ một chút, ý muốn nói có nhiều người trong một con người mang tên Huỳnh Dũng Nhân, một người con gốc Bến Tre (Nam Bộ). Ít nhất tôi thấy Ngũ Nhân là: Nhân - báo, Nhân - văn, Nhân - họa, Nhân - tình và Nhân - hành.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân & Hồi ký

Trước thềm kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6), cuối tuần qua, tại Hà Nội, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã tổ chức lễ ra mắt sách