Khó khăn chồng chất

Thứ sáu, 17/10/2014 07:24

(Cadn.com.vn) - 6 cường quốc thế giới và Iran ngày 16-10 bắt đầu bàn đàm phán khá gay gắt để có cái nhìn nghiêm khắc hơn về thỏa thuận hạt nhân dài hạn trong bối cảnh có nhiều lời kêu gọi lại tiếp tục mở rộng thời hạn chót ngày 24 -11 tới.

Trước đó, cuộc đàm phán cấp cao giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Catherine Ashton tại thủ đô Vienna (Áo) về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran hôm 15-10 đạt được một số tiến triển.

Động thái này mở ra nhiều hy vọng khi các bên tiếp tục vòng đàm phán ngày 16-10 với sự góp mặt thêm của các nhà đàm phán thuộc Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) và Iran.

Với thời hạn 5 tuần nữa, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đối tác Iran, ông Zarif chắc chắn sẽ nỗ lực nhằm bảo đảm tạo bước đột phá lớn. "Mọi người làm việc rất khó khăn và nỗ lực... Đây là một trong những cuộc đàm phán phức tạp kinh khủng, với nhiều chi tiết bất thường", một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Tuy nhiên, bà Ashton khẳng định, bản thân sẽ nỗ lực đẩy lùi thỏa thuận thời hạn chót vào ngày 24-11 để các bên có thêm nhiều thời gian để lấp đầy những khoảng cách giữa hai bên.

Tuyên bố này cho thấy, bàn đàm phán lần này khó có thể đi đến thành công. Theo giới phân tích, cho đến khi tất cả mọi việc đều được nhất trí, không ai có thể khẳng định đã đi được 98% con đường, bởi 2% cuối cùng có thể giết chết toàn bộ thỏa thuận.

Thỏa thuận lâu dài cho vấn đề hạt nhân Iran là mục tiêu đặt ra cho các bên sau thập kỷ căng thẳng gia tăng, nhằm giảm bớt lo ngại, Tehran  có thể phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc của chương trình dân sự.

Để làm điều này, nhóm P5+1 muốn Iran phải thu hẹp đáng kể phạm vi hoạt động hạt  nhân, đánh mạnh bằng cách công bố lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên, Iran đang chống lại lệnh trừng phạt này, phủ nhận đang tìm cách chế tạo bom nguyên tử và tuyên bố, chỉ muốn mở rộng chương trình hạt nhân để tạo ra điện và điều trị bệnh nhân ung thư.

Thanh Văn